Viện sĩ 95 tuổi, có 62 năm nghiên cứu về bệnh ung thư, cảnh báo: Có 4 thứ tiếp xúc HÀNG NGÀY đang âm thầm ‘gieo mầm’ cho ung thư
Nhiều người cho rằng ung thư là căn bệnh "từ trên trời rơi xuống", nhưng thực tế, mầm mống của căn bệnh này đã luôn âm thầm hiện diện.
- Nga dự kiến công bố vaccine ung thư vào đầu năm 2025
- 3 BẤT THƯỜNG ở bàn tay cảnh báo bệnh ung thư gan: Nhiều người gặp phải nhưng chủ quan bỏ qua
- NVIDIA mua VinBrain: Từ cú chốt thần tốc của ông Phạm Nhật Vượng để giải bài toán ung thư và lao cho người Việt đến cuộc bắt tay với người khổng lồ
- Một học sinh mang phân đến lớp trong tiết học STEM, không ngờ lại giúp thầy giáo phát hiện ra chất chống ung thư mới
- Thí nghiệm cho thấy virus COVID có thể thu nhỏ khối u của 4 loại ung thư giai đoạn cuối
Viện sĩ Tôn Diên, sinh năm 1929 tại Hà Bắc (Trung Quốc), là viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, bác sĩ ung thư lâm sàng và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng Thuốc Mới (Chống khối u) của Trung tâm Ung thư Quốc gia ( NCC), đã có 62 năm nghiên cứu về bệnh ung thư. Mới đây, ông đã chia sẻ với báo giới những quan điểm mấu chốt về căn bệnh đang được coi là vấn nạn của thời đại này. Theo đó, Tôn Diên cho biết, ung thư không phải một căn bệnh diễn ra đột ngột, mầm mống của nó được âm thầm nuôi dưỡng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
May mắn rằng ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tổ chức Y tế Thế giới WHO tin rằng 1/3 số ca ung thư có thể được phòng tránh. Với tư cách là một bác sĩ, Tôn Diên nhắc nhở mọi người rằng để ngăn ngừa ung thư, điều quan trọng là phải duy trì thói quen sinh hoạt tốt. Nếu muốn ngăn ngừa ung thư, bạn cần tránh xa 4 điều sau:
1. Hút thuốc lá
Viện sĩ Tôn Diên cho rằng ông chưa bao giờ chứng kiến ai chết vì bỏ thuốc lá, họ chỉ chết vì bị căn bệnh này huỷ hoại mỗi ngày. Hút thuốc không chỉ có hại mà còn là một hành vi vô đạo đức và kém văn minh trong gia đình và xã hội. Bởi khói thuốc đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả cộng đồng.
Ở nhiều nước trên thế giới, hút thuốc được xem là nguyên nhân gây ung thư lớn nhất, vì thuốc lá rất giàu nicotin, hắc ín, benzopyrene, nitrosamine và các chất gây ung thư khác. Hút thuốc lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi lên rất nhiều. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn gây ra các khối u ác tính như ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư miệng.
2. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Viện sĩ Tôn Diên tin rằng ung thư là "căn bệnh giàu có" và nhiều bệnh ung thư thường liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh trong thời gian lâu dài. Ăn thực phẩm giàu chất béo và nhiều calo trong thời gian dài sẽ khiến con người béo lên, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc tới 13 loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư gan, ung thư thực quản,... Ngoài ra, ăn đồ muối chua, đồ hun khói, đồ chiên rán, đồ mốc, đồ nướng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bởi những loại đồ ăn này rất giàu chất gây ung thư, nếu tiêu thụ lâu dài dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
3. Nhiễm trùng mãn tính
Nhiễm trùng mãn tính là thủ phạm gây ra ung thư, chẳng hạn như virus viêm gan B và virus viêm gan C là thủ phạm gây ung thư gan, nhiễm HPV nguy cơ cao là thủ phạm gây ung thư cổ tử cung, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là thủ phạm chính gây ung thư dạ dày...
Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm trùng mãn tính, bao gồm: Tiêm vắc-xin viêm gan B kịp thời có thể giúp ngăn ngừa nhiễm vi-rút viêm gan B, tiêm vắc-xin HPV và vệ sinh tốt có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh, "ăn chín, uống sôi" có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori.
4. Chứng nghiện rượu
Viện sĩ Tôn Diên tin rằng lạm dụng rượu trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bởi acetaldehyde, một chất chuyển hóa trung gian của rượu, có thể trực tiếp làm tổn thương DNA và gây ung thư theo thời gian.
Người châu Á có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn do uống rượu. Nguyên nhân là do quá trình phân hủy acetaldehyde, một sản phẩm trung gian của ethanol, phụ thuộc vào acetaldehyde dehydrogenase. Do đột biến gen, có một phần không nhỏ người châu Á thiếu enzyme này trong cơ thể, dẫn đến acetaldehyde không thể được sử dụng hiệu quả. Sau khi phân hủy, một lượng lớn acetaldehyde sẽ tích tụ trong cơ thể, cuối cùng có thể dẫn đến hình thành ung thư.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sang năm 2025, Cực Bắc từ của Trái Đất sẽ bị lệch 175 km: Các ứng dụng GPS như bản đồ Google Maps ở Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không?
Cục Khảo sát Địa chất Anh (BGS) cho biết nếu không cập nhật vị trí Cực Bắc từ mới, một chiếc máy bay từ Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi đến Anh có thể sẽ bay chệch hướng 150 km.
Công ty Trung Quốc lén bán chip của TSMC cho Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen