NVIDIA mua VinBrain: Từ cú chốt thần tốc của ông Phạm Nhật Vượng để giải bài toán ung thư và lao cho người Việt đến cuộc bắt tay với người khổng lồ
Tại thời điểm ngày 30/9, Vingroup đã đầu tư hơn 126 triệu USD vào startup VinBrain và ghi nhận đây là công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu hơn 49,7%. Tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích đều ở mức 49,74%.
Thông tin từ Reuters, ông Jensen Huang - CEO Nvidia sau lễ ký thỏa thuận với Chính phủ thành lập 2 trung tâm AI tối ngày 5/12, cho biết họ đã mua lại công ty khởi nghiệp chăm sóc sức khỏe VinBrain, một công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC) để phát triển một trung tâm thiết kế tương lai lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên không tiết lộ cụ thể giá trị thương vụ.
Tại thời điểm ngày 30/9, Vingroup đã đầu tư hơn 126 triệu USD vào startup VinBrain và ghi nhận đây là công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu hơn 49,7%. Tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích đều ở mức 49,74%.
Hồi tháng 10 năm nay, Tech in Asia đưa tin, Vingroup đang muốn bán cổ phần của mình tại hai công ty con trong mảng AI là VinBrain và VinAI. Ba nguồn tin có hiểu biết về vấn đề này đã chia sẻ thông tin với The Business Times với điều kiện giấu tên.
"Nvidia hiện đang sắp xếp để giám đốc điều hành của mình, Jensen Huang, có thể đến thăm Việt Nam vào tháng 11. Thỏa thuận với VinBrain có thể là một trong những điểm nhấn trong chuyến đi của Jensen Huang" - Hai nguồn tin tham gia vào việc lập kế hoạch cho chuyến đi cho biết.
Khi được Business Times liên hệ, cả Vingroup và Nvidia đều từ chối bình luận.
Đến tháng 11, Website của VinBrain thông báo, doanh nghiệp đã là một phần của NVIDIA. Theo đó, VinBrain đã được công ty NVIDIA Corporation ở Santa Clara, California, Mỹ mua lại vào tháng 11/2024.
Đăng ký kinh doanh thời điểm này của công ty cho biết đã tăng vốn điều lệ từ 622 tỷ đồng lên 627,7 tỷ đồng. Trong đó có 4 cổ đông người nước ngoài nhưng chỉ nắm 0,938% vốn điều lệ.
VinBrain được giới thiệu là công ty tiên phong phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế, hiện đang nổi bật với sản phẩm trong mảng bệnh lao và ung thư.
Công ty đã và đang triển khai các giải pháp này tại hơn 182 bệnh viện ở Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Australia... giúp các chuyên gia y tế nâng cao hiệu quả làm việc.
Trong chuyến thăm Hà Nội một năm trước, Jensen Huang cho biết nhà sản xuất NVIDIA muốn mở rộng quan hệ đối tác với các công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam và hỗ trợ đất nước đào tạo nhân tài để phát triển AI và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Trong bài phỏng vấn đầu năm nay, Ông Trương Quốc Hùng – Tổng giám đốc (TGĐ) của VinBrain từng chia sẻ về câu chuyện "chốt deal" với tỷ phú Phạm Nhật Vượng để thành lập startup về trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực healthcare.
"Mùa hè năm 2018, mẹ tôi bị đột quỵ và tôi về Việt Nam để lo cho mẹ. Khi đến bệnh viện, tôi thấy nhiều người rất khổ. Họ phải đi từ quê lên thành phố, xếp hàng từ 3 giờ sáng để lấy số và chờ tới trưa để gặp bác sỹ khám trong 5 phút. Sau đó họ lại trở về quê, có người còn phải dẫn theo cả con cái. Tôi thấy rất đau lòng" - Ông Hùng kể lại.
Vị chuyên gia nghĩ mình cần dùng kiến thức công nghệ này để phục vụ được nhiều hơn cho con người, cho dân tộc mình trước tiên và cũng hy vọng đến một tương lai mang giá trị của trí tuệ Việt Nam ra nước ngoài.
"Thế là tôi nghĩ đến bài toán AI cho ngành y tế. Một vài người bạn giới thiệu tôi với Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Trong lần gặp nhau đầu tiên, vừa nghe tôi nói về bài toán cứu người, anh Vượng chốt tại bàn luôn và nói tôi nghỉ việc Microsoft, ngay tháng sau về Vingroup làm." - Ông Hùng cho biết.
Dù lúc ấy chưa biết nhiều về Việt Nam, thậm chí còn không biết Vingroup hay Chủ tịch Vượng là ai nhưng vị Tiến sỹ nhìn thấy ở đây một tinh thần dân tộc rất lớn, nó tạo nên sự đồng cảm giữa 2 người.
"Rốt cục, đây là một cơ hội lớn khi mà anh Vượng đã tạo cho tôi một sân chơi để đem lại các giá trị hữu ích cho xã hội. Vậy thì mình làm thôi".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
NVIDIA giới thiệu siêu máy tính AI mới, siêu nhỏ gọn, giá "sinh viên" - rẻ ngang laptop văn phòng mà vô cùng hữu ích
Với mức giá siêu rẻ, siêu máy tính AI này của NVIDIA đặc biệt phù hợp với những người đam mê nghiên cứu AI nhưng tài chính hạn hẹp, như sinh viên hoặc các công ty nhỏ.
Mạnh đến mức giải bài toán mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, vì sao chip lượng tử Google vẫn "bó tay" trước các phương thức mã hóa hiện đại?