Phát hiện giá cước dịch vụ chênh lệch tại các quốc gia, một số người dùng đã chuyển vùng để mua gói YouTube Premium rẻ hơn.
- Cuối cùng ngày này cũng đến, Instagram sẽ sửa một thứ đã khiến hàng tỷ người dùng khó chịu
- Người Việt chi 5.000 tỷ đồng mua iPhone 16
- Người dùng Core i9 đời 13/14 ‘khóc ròng’ khi Intel khước từ bảo hành– chỉ vì lỡ dùng một loại keo tản nhiệt đặc biệt
- Bản nhạc chưa từng ra mắt của The Beatles lần đầu được đề cử Grammy – tất cả nhờ AI!
- OpenAI đang “va phải bức tường hiệu suất”: Dấu hiệu cho thấy giới hạn của công nghệ AI đã tới?
Gần đây, YouTube đã thực hiện việc rà soát các tài khoản tại Việt Nam. Một số người dùng đã nhận được email yêu cầu cập nhật hình thức thanh toán cho khu vực đăng ký (không phải là Việt Nam) trước ngày 5 tháng 12, nếu không tài khoản sẽ bị hủy.
Được biết, các mức cước phí dịch vụ Premium của YouTube khác nhau tùy theo khu vực. Điều này dẫn đến việc một số người dùng đã đăng ký cho các khu vực với mức giá rẻ hơn.
Trong cộng đồng người sử dụng dịch vụ Premium của YouTube cũng xuất hiện nhiều thông tin chia sẻ tương tự. YouTube đã thông báo rằng nếu người dùng chuyển đến quốc gia khác, họ cần hủy bỏ gói thành viên hiện tại và đăng ký lại.
Nhiều người Việt Nam đã đổi khu vực đăng ký sang các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ấn Độ để hưởng mức phí thấp hơn, mặc dù vẫn thanh toán bằng thẻ tín dụng như bình thường. Ví dụ, giá gói gia đình tại Việt Nam là 149.000 đồng/tháng, trong khi tại Ấn Độ trước đây chỉ là 59.000 đồng/tháng và sau đó đã tăng lên 90.000 đồng/tháng.
YouTube Premium cung cấp các tính năng cao cấp không có trong phiên bản miễn phí, như không có quảng cáo, phát video ngay cả khi tắt màn hình, tải video xuống và trải nghiệm âm nhạc tích hợp với YouTube Music.
Ngoài việc gian lận khu vực đăng ký, một số người dùng còn tìm cách mua gói dịch vụ từ bên thứ ba với giá chỉ 30.000-50.000 đồng. Họ sẽ được thêm vào nhóm gia đình và chia sẻ tài khoản Premium với năm người khác, điều này mang theo rủi ro như phải chia sẻ thông tin cá nhân hoặc nguy cơ bị lừa đảo.
KV
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon