Điện thoại Trung Quốc giờ đắt chẳng kém iPhone, Samsung: Vì sao không "vừa mạnh vừa rẻ" như xưa nữa?
Nhắc đến điện thoại Trung Quốc là nói đến các thiết bị có cấu hình không hề thua kém Galaxy Ultra hay iPhone Pro trong mức giá rất hợp lý. Nhưng có vẻ như ưu thế này sắp biến mất.
- Không phải phần cứng, leaker nổi tiếng nói đây mới là nâng cấp quan trọng nhất của Galaxy S25
- Ra mắt "điện thoại cục gạch" Nokia 105 và 110 4G phiên bản 2025
- HMD ra mắt smartphone cho fan Barcelona giữa lúc phong độ đội bóng sa sút
- Apple đang phát triển iPad gập với màn hình 18.8 inch
- Trải nghiệm sớm REDMAGIC 10 Pro: Snapdragon 8 Elite, quạt tản nhiệt "xịn" kết hợp kim loại lỏng, thiết kế ngầu đúng chuẩn gaming phone, giá từ 17.99 triệu
Một thời "Vua giá rẻ"
Made in China: Dòng chữ phổ biến nhưng đôi khi cũng gây nhiều tranh cãi nhất. Hãy cầm bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất hàng loạt ngày nay – có thể là quần áo, đồ chơi hoặc thiết bị công nghệ – rất có thể bạn sẽ thấy cụm từ này được in nổi trên nhãn hoặc nằm ở đâu đó.
Trong thế giới điện thoại thông minh, sản phẩm do các thương hiệu Trung Quốc sản xuất từ lâu đã được coi là điều kỳ lạ. Chúng là những chiếc điện thoại ít được biết đến, chẳng mấy khi được bán đại trà trên thế giới nhưng lại có thông số kỹ thuật cực kỳ mạnh mẽ, với mức giá bán không thể hợp lý hơn.
Những năm gần đây, dù vẫn còn khó để sở hữu một chiếc điện thoại Trung Quốc tại Mỹ, các công ty như Xiaomi và Oppo đã có những bước tiến trong việc thâm nhập hoặc quay trở lại thị trường điện thoại thông minh tại Anh, Úc và lục địa Châu Âu.
Ví dụ, Oppo đã quay trở lại Vương quốc Anh với Oppo Find X8 Pro, một thiết bị cực kỳ ấn tượng, có thể cạnh tranh với Samsung Galaxy S24 Ultra và iPhone 16 Pro với màn hình tuyệt đẹp và khả năng chụp ảnh đặc biệt.
Xiaomi cũng cung cấp nhiều thiết bị cao cấp như Xiaomi 14 Ultra, với sức mạnh đúng như tên gọi, trang bị hệ thống bốn camera ấn tượng tập trung vào cảm biến 1 inch.
Vào thời điểm bùng nổ điện thoại thông minh Trung Quốc, nguồn cảm hứng cho những thiết bị có thông số kỹ thuật cao này rất rõ ràng. Các nhà sản xuất như Huawei và OnePlus thường học hỏi theo các thiết bị nổi tiếng trên thị trường.
Ví dụ, Huawei Mate 20 Pro, ra mắt năm 2018, có thiết kế và phần mềm lấy cảm hứng từ iPhone XS , trong khi OnePlus 8T ra mắt năm 2020 lại có ngoại hình giống hệt Samsung Galaxy S20.
Đây vẫn là hoạt động kinh doanh bền vững và sinh lợi, vì các thương hiệu Trung Quốc thường hạ giá sản phẩm ở mức rất tốt, cung cấp cho người tiêu dùng các mẫu mã có đủ sức cạnh tranh với iPhone và Samsung với chi phí bỏ ra vừa túi tiền, qua đó kích thích nhu cầu mua sắm. Định hướng này cũng áp dụng cả cho các mẫu tầm trung.
Tuy nhiên, sau khi đã xây dựng được danh tiếng và đạt được trình độ nhất định, có vẻ như các nhà sản xuất điện thoại cao cấp của Trung Quốc đã chuyển sang một ưu tiên khác: Không phải lấy cảm hứng nữa mà là vượt qua đối thủ cạnh tranh phương Tây.
Sản phẩm tốt hơn, giá cao hơn
Xiaomi 14 Ultra có giá bán lẻ 1.650 USD - thậm chí cao hơn cả điện thoại dạng thanh đắt nhất hiện có trên toàn cầu là Samsung Galaxy S24 Ultra, có giá khởi điểm 1.299 USD.
Trong khi các thương hiệu khác không mở rộng phạm vi sản phẩm nhiều như Xiaomi, những chiếc điện thoại như Oppo Find X8 Pro ( khoảng 1.300 USD) và Honor Magic 6 Pro (khoảng 1.400 USD) vẫn có giá gần bằng hoặc cao hơn giá của các điện thoại hàng đầu từ Apple, Google và Samsung.
Hãy nhớ là phiên bản Oppo Find X8 Ultra còn chưa xuất hiện, thứ chắc chắn sẽ có mức giá cao hơn so với phiên bản Pro.
Tương tự như vậy, trong khi OnePlus 12 có mặt trên toàn cầu vượt trội hơn iPhone 16, Samsung Galaxy S24 và Google Pixel 9 ở nhiều mặt thông số kỹ thuật, thì giá máy cũng lên ngang bằng với các mẫu điện thoại này ở mức 799USD. Chỉ mới năm ngoái, OnePlus 11 còn rẻ hơn đáng kể, chỉ 699 USD.
Điều này có nghĩa là phương thức hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hàng đầu đến từ Trung Quốc đã thay đổi: Trước đây các công ty tìm cách cung cấp hiệu suất tương đương với mức giá rẻ hơn, giờ đây họ tập trung vào việc cung cấp hiệu suất tốt hơn trong mức giá cao hơn.
Tất nhiên, những công ty như Xiaomi, OnePlus và Honor hoàn toàn có quyền thay đổi chiến lược của mình theo cách như vậy; xét cho cùng, họ đang sản xuất các thiết bị chất lượng cao. Nhưng thực tế vẫn là từ góc độ người tiêu dùng, những ngày sở hữu một chiếc điện thoại hàng đầu với mức giá tầm trung có thể sắp kết thúc.
Vì vậy, nếu đang tìm kiếm một chiếc điện thoại mạnh mẽ, không ngại sử dụng Android và không đặc biệt trung thành với một thương hiệu lớn, có lẽ bạm nên mua một chiếc điện thoại Trung Quốc có cấu hình cao trước khi "thời đại giá rẻ" biến mất hoàn toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
26 người lạ được tập hợp lại ngẫu nhiên, để khênh một vật nặng thi với đàn kiến: Kết quả cho thấy bản chất sống ích kỷ đáng xấu hổ của loài người
Nói về việc phải hi sinh vì lợi ích tập thể, loài người thua xa loài kiến. Ai cũng tham lam muốn giành lợi thế về phía mình.
NVIDIA và AMD gấp rút xuất xưởng GPU mới trước 20/1 để 'né' một chính sách của ông Trump, giá RTX 5090 dự kiến vượt 60 triệu đồng