Xem video này và cảm nhận nỗi đau khi bị côn trùng có "vết chích mạnh nhất thế giới" cắn vào da thịt
Kiến viên đạn (bullet ant) là loài côn trùng đứng dầu bảng trong "danh sách đau đớn" của Schmidt.
Coyote Peterson hiện đang nổi lên như cồn trong cộng đồng những người yêu thích khám phá trên YouTube, anh là chủ kênh Brave Wilderness với hơn 4 triệu lượt theo dõi. Trước đây, anh chàng gan dạ này đã thử sức mình với những loài côn trùng có vết chích/cắn đau nhất thế giới, và anh vừa gặp “đối thủ” cuối cùng: Kiến viên đạn (bullet ant)
Kiến viên đạn là loài đứng đầu trong bảng xếp hạng đau đớn do vết chích côn trùng gây ra của Schmidt. Nhiều người còn nói rằng loài kiến này có cái tên đó là bởi vết chích kinh khủng không thua kém gì đạn bắn. Peterson không phải là một người chịu đau kém vì anh đã dùng chính bản thân mình để “trải nghiệm” vết chích từ kiến lửa (fire ant), kiến gặt lá (harvester ant), kiến nhung (velvet ant) và ong tarantula hawk, tất cả đều là những loài có vết chích/cắn đứng đầu bản xếp hạng Schmidt, chỉ sau kiến viên đạn.
Mời bạn xem quan đoạn clip Coyote vs bullet ant bên dưới, nếu không muốn chờ thì tua đến phút thứ 13 nhé.
Bị đốt bởi kiến viên đạn
Ngay cả đối với một người có sức chịu đựng cao và từng trải như anh, vết chích của kiến viên đạn vẫn rất kinh khủng, ngay sau khi bị chích, Coyote nằm lăn lộn ra đất với cơn đau. Theo anh mô tả thì vết đốt cực kỳ nóng, khiến cả cánh tay tê liệt và ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ khác, nhất là vùng cổ. Sau 24 tiếng, vết đốt vẫn còn đau và tay của anh chuyển sang màu đỏ cho ảnh hưởng bởi chất độc.
Liệu cuộc hành trình “hành xác vì nghiên cứu” của Coyote có dừng lại ở đây? Không, theo anh, vẫn còn một loài côn trùng nữa còn khủng khiếp hơn kiến viên đạn, và anh sẽ lại đem thân mình ra thử nghiệm. Hãy cùng chờ xem liệu kiến viên đạn có thật sự là “vua của cơn đau” hay không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon