Thời gian gần đây, thị trường ô tô Việt Nam chứng kiến sự gia tăng đáng kể của các dòng xe điện MiniEV đến từ Trung Quốc, bất chấp thực tế rằng sức hấp dẫn của các mẫu xe này dường như đang giảm sút rõ rệt.
- Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển bầy robot lấy cảm hứng từ loài kiến với khả năng làm việc nhóm vô cùng mạnh mẽ!
- Tại sao một số loại nấm mọc theo vòng tròn hoàn hảo?
- Hiểm họa từ những cơn bão bụi trên Sao Hỏa: Bước tiến mới trong dự đoán thời tiết hành tinh đỏ
- Sao chổi-tiểu hành tinh lai kỳ lạ này không giống bất cứ thứ gì khác trong hệ Mặt Trời
- Trạng thái ý thức bị thay đổi có thể làm sai lệch thời gian, và không ai biết tại sao!
Mất sức hút trên chính sân nhà
Wuling Hongguang Mini EV, mẫu xe được mệnh danh là "hiện tượng toàn cầu" trong phân khúc xe điện giá rẻ, từng đạt doanh số ấn tượng tại Trung Quốc. Với thiết kế nhỏ gọn, giá bán cạnh tranh, và khả năng di chuyển linh hoạt trong đô thị, dòng xe này từng là sự lựa chọn hàng đầu của hàng triệu người tiêu dùng Trung Quốc.
Tuy nhiên, kể từ năm 2023, sự bùng nổ của các mẫu xe mới như Changan Lumin, Leap T03, và Chery Ant đã làm lu mờ hình ảnh của Wuling Hongguang Mini EV. Doanh số của mẫu xe này liên tục giảm, từ 30.228 chiếc vào tháng 2 xuống chỉ còn 17.080 chiếc vào tháng 4 cùng năm, mức thấp nhất trong nhiều năm.
Bên cạnh sự cạnh tranh, các chính sách cắt giảm trợ cấp của chính phủ Trung Quốc dành cho ô tô điện cũng khiến dòng xe này không còn hấp dẫn. Khách hàng hiện nay ưu tiên các mẫu xe có phạm vi di chuyển xa hơn, trang bị hiện đại hơn thay vì lựa chọn một chiếc MiniEV với thiết kế và công nghệ đã cũ.
Sức hút tại thị trường Việt Nam giảm mạnh nhưng vẫn được nhập về ồ ạt
Trước bối cảnh suy giảm tại quê nhà, các nhà sản xuất MiniEV đã chuyển hướng sang Đông Nam Á, nơi thị trường xe điện vẫn còn khá nhiều đất diễn. Việt Nam được xem là điểm đến chiến lược nhờ sự quan tâm ngày càng lớn đối với các mẫu xe điện giá rẻ và chính sách khuyến khích phát triển phương tiện xanh.
Trong những năm đầu xuất hiện tại Việt Nam, MiniEV từng gây chú ý với thiết kế nhỏ gọn, giá rẻ, phù hợp với nhu cầu di chuyển trong đô thị. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động giới hạn và hạ tầng sạc chưa đồng bộ cũng như những nỗi “bất an” khi mua xe Trung Quốc đã khiến dòng xe này không thể duy trì sức hút lâu dài. Thay vào đó, người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển hướng sang các mẫu xe điện cao cấp hơn, được sản xuất nội địa và tích hợp công nghệ hiện đại.
Trong bối cảnh đó, ngày 30/12/2024, TMT Motors và liên doanh SGMW (SAIC – General Motors – Wuling) lại quyết định đưa thêm 4 mẫu xe mới của thương hiệu Wuling vào Việt Nam, gồm Wuling Mini EV Macaron (cả bản 3 cửa và 5 cửa), Wuling Hongguang EV và Wuling Zhiguang EV. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên TMT Motors đẩy mạnh phân phối những mẫu xe MiniEV. Trước đó, công ty đã công bố kế hoạch đưa các mẫu xe Baojun E100, Baojun Yep và Baojun Yep Plus vào Việt Nam vào quý I và quý II năm 2025.
Mặc dù sở hữu mức giá cạnh tranh, nổi bật là mẫu Baojun E100 có thiết kế hai chỗ ngồi với giá bán kèm pin dưới 150 triệu đồng, nhưng thực tế các mẫu MiniEV này đang phải đối mặt với sự thờ ơ từ phía người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng sự xuất hiện của các mẫu xe điện cỡ nhỏ từ Trung Quốc không đủ sức hấp dẫn để đánh bật các dòng xe nội địa như VinFast VF3, mẫu xe điện quốc dân đang chiếm ưu thế tại Việt Nam trong phân khúc xe điện cỡ nhỏ.
TMT Motors hiện đang đặt kỳ vọng rất lớn vào các mẫu xe MiniEV chuẩn bị được nhập về với mục tiêu tiêu thụ 8.075 xe trong năm 2025, trong đó có 3.404 chiếc xe điện. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 lại cho thấy bức tranh hoàn toàn trái ngược: công ty lỗ gần 192 tỷ đồng, so với khoản lãi hơn 2 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế thua lỗ lên tới 139 tỷ đồng tính đến cuối tháng 9/2024, khiến mục tiêu doanh thu gần 3.839 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng năm 2025 trở nên xa vời.
Điều đáng ngạc nhiên là dù TMT Motors đang phải đối mặt với khoản lỗ lũy kế lớn, nhưng cổ phiếu của công ty vẫn ghi nhận mức tăng ấn tượng. Trong 7 phiên giao dịch gần đây, mã cổ phiếu TMT đã tăng trần liên tiếp, đẩy thị giá lên mức 11.200 đồng/cp, cao nhất trong vòng gần nửa năm. Vốn hóa thị trường của công ty hiện đạt hơn 400 tỷ đồng.
Theo văn bản giải trình, TMT Motors khẳng định đà tăng này hoàn toàn do nhu cầu thị trường và không có bất kỳ sự can thiệp nào từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng đợt tăng giá cổ phiếu này chỉ mang tính ngắn hạn và chưa phản ánh thực chất năng lực kinh doanh của công ty. Việc giá cổ phiếu tăng mạnh trong bối cảnh doanh nghiệp đang lỗ nặng cũng đặt ra nghi vấn về sự bền vững của đà tăng này.
Có thể thấy được rằng sự hiện diện của các mẫu xe này tại Việt Nam không còn tạo ra “cơn sốt” như trước mà thay vào đó là sự thận trọng từ phía người tiêu dùng và nhiều người cũng phải tự đặt câu hỏi rằng: Liệu TMT Motors tiếp tục nhập khẩu ồ ạt các mẫu MiniEV Trung Quốc vào thị trường Việt Nam có phải là một chiến lược khả thi?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk
Mặc dù vậy, đại diện TikTok đã phủ nhận thông tin này.
Dự báo thời tiết còn lạnh kéo dài, đây là những món đồ cần sắm cho mùa Tết ấm áp