Việt Kiều Mỹ làm bình trữ điện xanh, rẻ hơn hàng Tàu 30%, khiến Shark Hưng và Shark Phú giành giật quyết liệt, Shark Hưng thắng deal với mức đầu tư kỷ lục 1 triệu USD
“Mục tiêu của chúng ta là biến cây xăng trở thành trạm sạc và đổi ác quy”, Shark Phạm Thanh Hưng đã nói với founder của startup Power Centric như vậy khi doanh nhân họ Phạm "giành giật" đầu tư với liên minh Shark Phú đến từ Sunhouse và Shark Phạm Hồng Anh từ tập đoàn TTC.
- AnTuTu tung ra danh sách 10 thiết bị Android mạnh nhất tháng 8: Xiaomi Black Shark vẫn giữ ngôi vị quán quân
- Chồng tốt nghiệp Cambridge về khoa học máy tính, vợ tự tin "bài toán này ít công ty trên thế giới giải được", nuôi tham vọng thành Unicorn, startup logistics Abivin nhận 200.000 USD từ Shark Dzung
- Giám khảo Shark Tank, tỷ phú Mark Cuban lên tiếng bảo vệ Elon Musk, so sánh ông như Steve Jobs và Jeff Bezos
- Lên Shark Tank tuyên bố “Oracle phải mang 1 tỷ USD sang đây, nếu không thì không nói chuyện”, startup này ra về trắng tay cùng lời khuyên: “Trước khi nhìn lên trời, hãy nhìn xuống đất”
- Cộng đồng startup rộ nghi vấn 'làm game' trên Shark Tank: Số liệu tài chính không rõ mà 5 Shark đã tranh nhau rót tiền, đại diện pháp luật ViralWorks lại là 'gương mặt rất quen'
Việt Kiều quê Ninh Thuận mang đến sản phẩm pin năng lượng xanh, gọi 500.000 USD cho 10% cổ phần hoặc 1,5 triệu USD cho 30% cổ phần
Hai nhà sáng lập Ngọc Minh và Sơn Tùng của Power Centric mang đến sản phẩm bình trữ điện đa năng MoPo, sản phẩm có thể thay thế được ắc quy, chì axit hiện hành, đang được sử dụng rất phổ biến trên các xe điện và những hệ thống lưu trữ năng lượng. MoPo có kích thước và trọng lượng chỉ bằng 1/4 so với các loại bình ắc quy thông thường. Đặc biệt, khi người dùng kết hợp với bộ chuyển đổi điện sẽ có ngay một máy phát điện di động dễ dàng kết nối và mở rộng công suất. Hai founder mong muốn 500.000 USD cho 10% cổ phần hoặc 1,5 triệu USD cho 30% cổ phần.
Trong phần trình bày của mình, Ngọc Minh, người đang nắm giữ 70% cổ phần của Power Centric, đưa ra con số 1,3 tỷ người chưa có điện trên thế giới. Hay ở Việt Nam, bản thân Ngọc Minh cũng thấy nguồn điện chưa ổn định. Trong khi đó, các nước phát triển đang tìm cách lưu trữ các loại năng lượng như điện gió, điện mặt trời…
Ngọc Minh được sinh ra ở vùng nắng rát Ninh Thuận. 9 tuổi anh sang Mỹ cùng gia đình. Và từ nhỏ, anh đã thấy cha mình nghiên cứu về năng lượng. Niềm đam mê “ăn” vào máu lúc nào không hay, Ngọc Minh say mê mảng năng lượng và quay trở về Việt Nam để tạo ra Mopo. Anh cho biết gia đình đang ở bên Mỹ đã rất ngăn cản anh.
"Khi đi làm, tôi thấy những vấn đề lớn về năng lượng nên muốn tạo ra sản phẩm cho xã hội và mang thương hiệu Việt, made in Việt Nam”, anh Ngọc Minh chia sẻ trên Shark Tank.
Nói về doanh thu, nhà sáng lập cho biết 2 tháng chạy thử, Power Centric đã thu về 500 triệu đồng. Hiện công ty cũng đã có nhà xưởng rộng 1.200 m2 tại khu công nghệ cao ở quận 9.
Ưu điểm của những bình trữ điện này là công suất gấp 4 lần bình ác quy thông thường nhưng trọng lượng chỉ bằng 1/4.
Về cơ cấu cổ đông, Minh Ngọc chiếm 70%, ngoài ra còn 2 người khác, trong đó có Sơn Tùng.
Khi Shark Phú hỏi vì sao Power Centric lại định giá công ty mình 5 triệu USD, nhà sáng lập Ngọc Minh cho rằng doanh thu dự tính năm 2019 của công ty là 5 triệu đô. Công nghệ lưu trữ chính là chìa khóa của năng lượng tái tạo.
Nhà đồng sáng lập Sơn Tùng, dân chuyên kỹ thuật đang đảm nhiệm vị trí điều hành hành sản xuất tại công ty, cho biết dây chuyền theo thiết kế của Power Centric là khoảng 60.000 chiếc/năm.
“Giá thành của MoPo rẻ hơn hàng Trung Quốc 30%” và bên cạnh đó, đối thủ nước ngoài phải vượt qua rào cản nếu muốn đưa sản phẩm vào Việt Nam
Theo hai founders thì giá thành của một bình trữ điện như vậy khoảng 449 USD/chiếc. “Giá bán của chúng tôi rẻ hơn 30% so với hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, hàng Trung Quốc còn có một rào cản khác: Đó là hàng khó vận chuyển từ nước ngoài về do tính an toàn”, nhà sáng lập Ngọc Minh cho biết.
Và bán với giá đó, biên lợi nhuận của Mopo cũng đang ở mức khoảng từ 30-50%.
Thêm vào đó, thiết bị có app trên điện thoại để biết được thời hạn sử dụng pin và trạm sạc ở đâu. Hiện sản phẩm có thể kết nối với bluetooth, tiến tới sẽ kết nối được wifi.
Shark Dzung Nguyễn là người từ chối đầu tư đầu tiên. Lý do là sản phẩm của Power Centric không thuộc lĩnh vực mà cá mập này quan tâm.
Shark Linh cũng không đầu tư nhưng đưa ra gợi ý: "Chị thấy em không cần các Shark ở đây, bỏ ra 10% lúc này là phí. Em đã tạo ra sản phẩm mà người tiêu dùng thấy hợp lý thì nên đưa ra thị trường chạy thử. Em lớn lên ở Mỹ thì cứ bán ở thị trường bên đó đi khoan hãy nghĩ về Việt Nam. Khi đã xây dựng nhà máy, đã tạo nên các kênh quảng cáo, có khách hàng rồi thì lúc đó mới nên gọi vốn lớn hơn nữa để mở rộng”.
Founder Ngọc Minh đáp lại rằng: "Em coi Shark Tank phiên bản Mỹ. Em muốn anh chị để được hỗ trợ về kinh nghiệm, mối quan hệ và muốn xây dựng thương hiệu made in Việt Nam".
Shark Hưng thích thú, giành giật với liên minh Shark Phú và Shark Hồng Anh
Chăm chú và tỏ rõ sự quan tâm đến Power Centric, cá mập Phạm Thanh Hưng đưa ra giả thuyết nếu xây dựng nhà máy tại Hà Nội với diện tích 2.000 m2 và công suất 60.000 chiếc/năm thì hết khoảng bao nhiêu tiền? Câu trả lời từ founder là 3-5 tỷ đồng.
Nói về đối tác mà Power Centric đang thương thảo về hợp đồng 5 tỷ đồng, Ngọc Minh cho biết đối tác ở Mỹ, họ cung cấp giải pháp năng lượng cho quốc phòng. Việc vận chuyển số lượng ít có thể làm được, chỉ có điều chi phí cao.
Cá mập đến từ CEN Group đưa ra đề nghị: 500.000 USD cho 30% cổ phần công ty kèm theo lời giới thiệu bản thân: “Anh học Bách Khoa và quản trị kinh doanh quốc tế. Anh biết cả kỹ thuật, kinh doanh, có khách tiềm năng và nắm cơ hội đưa sản phẩm ra quốc tế”.
“Mục tiêu của chúng ta là biến cây xăng thành trạm sạc và đổi ác quy”, cá mập Phạm Thanh Hưng nói thêm.
Shark Phú đưa ra đề nghị 500.000 USD cho 25% cổ phần công ty, thấp hơn so với 30% mà Shark Hưng yêu cầu.
Cá mập Đặng Hồng Anh, đến từ tập đoàn TTC, cũng quan tâm đến startup này và muốn hợp tác cùng Shark Hưng.
- SharkHồng Anh:TTC đang làm năng lượng mặt trời. Anh em mình hợp tác.
- Shark Hưng:Anh có thể trở thành khách hàng của bên tôi.
Nhà sáng lập Ngọc Minh muốn “gom” cả 3 nhà đầu tư lại, anh gợi ý: 1,5 triệu có thể đầu tư nhà máy, marketing…. Tuy nhiên, cá mập Phạm Thành Hưng gạt đi với lý do: Lắm cha thì con khó lấy chồng.
Sau ý kiến của cá mập Thanh Hưng, Shark Phú và Shark Hồng Anh liên minh với nhau, vẫn là lời đề nghị 500.000 USD cho 25% cổ phần.
Nhà sáng lập đưa ra gợi ý muốn mức đầu tư là 1 triệu USD, Shark Hưng phản ứng: “Anh đồng ý 1 triệu USD. 500.000 USD là cổ phần, 500.000 USD nữa cho vay hoặc chuyển đổi”.
Cuộc tranh luận "nảy lửa" giữa các cá mập
Và sau đó là “cuộc chiến” giữa các cá mập với nhau:
- Shark Phú:Các em đang quá quan tâm đến phần trăm cổ phần. Các em gom khu sản xuất nhưng bán hàng mới là quan trọng. Anh có 100 nhân viên đang bán hàng.
- Shark Hưng: Anh có 15 nghìn nhân viên bán bất động sản.
- Shark Phú:Bất động sản có liên quan gì đến kênh bán này đâu.
- Shark Hồng Anh:Bất động sản anh cũng đang bán.
- Ngọc Minh:Thực ra, em nhắm tới khách hàng là các hộ gia đình.
- Shark Phú:Anh đang kinh doanh thiết bị chiếu sáng.
- Shark Hưng: Mười mấy năm qua, có hàng trăm nghìn hộ gia đình và đã từng mua nhà của bọn anh.
Sau màn tranh luận, founder có mong muốn giảm cổ phần xuống còn 20% trong lời đề nghị của Shark Hưng nhưng không được vị cá mập này chấp thuận.
Cuối cùng, hai nhà sáng lập đã quyết định chọn Shark Hưng với cam kết đầu tư 1 triệu USD, trong đó 500.000 USD lấy 25% cổ phần, 500.000 USD nữa trái phiếu hoặc chuyển thành khoản vay.
Vài nét về Power Centric
- Ngành: Năng lượng, sản phẩm là bình trữ điện năng lượng xanh.
- Công ty đã chạy thử nghiệm 2 tháng và thu về 500 triệu đồng.
- Cơ cấu cổ đông: Ngọc Minh 70%, còn lại thuộc về 2 cổ đông khác, trong đó có Sơn Tùng. Sơn Tùng cũng là founder.
- Kêu gọi: 500.000 USD cho 10% cổ phần hoặc 1,5 triệu USD cho 30% cổ phần công ty.
- Kết quả: Shark Hưng cam kết đầu tư 1 triệu USD, trong đó 500.000 USD lấy 25% cổ phần, 500.000 USD nữa là trái phiếu hoặc chuyển thành khoản vay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon