Các "xúc tu" của Amazon Web Service đã gần chạm đến mọi ngõ ngách của mạng internet toàn cầu, và chỉ cần một sự cố nhỏ cũng để lại hậu quả nghiêm trọng.
Amazon đang kiểm soát một số lượng rất lớn dữ liệu của các công ty internet, thông qua nền tảng điện toán đám mây Amazon Web Service của mình. Vì vậy mà một lỗi nhỏ trong hệ thống của AWS vừa qua đã khiến cho hàng loạt trang web trên thế giới không thể truy cập.
Không giống như các sản phẩm hay dịch vụ internet mà chúng ta thường thấy, AWS hoạt động giống như một ngôi nhà nơi mà các khách hàng đến và ở lại trong thời gian dài. Đó là một dịch vụ đặc biệt, khác với các công ty bán lẻ truyền thống. Và khi ngôi nhà đó sụp đổ, các khách hàng của Amazon cũng gánh chịu hậu quả nặng nề.
Amazon Simple Storage Service (S3) là máy chủ lưu trữ dữ liệu cho các ứng dụng dựa trên nền tảng đám mây như Slack hay Trello. Amazon cho biết máy chủ S3 được thiết kế đảm bảo độ bền tới 99,999999% và vẫn còn rất nhiều không gian để lưu trữ. Nhưng khi một phần của cơ sở hạ tầng này sụp đổ, AWS cũng sụp đổ theo.
Một rắc rối nhỏ của Amazon Web Service cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới mạng internet toàn cầu, là vì sự kiểm soát thị phần một cách vô lý của Amazon. Gã khổng lồ thương mại điện tử này đang nắm giữ tới 31% thị phần cơ sở hạ tầng điện toán đám mây trên toàn cầu.
Microsoft, IBM và Google cũng đang chạy đua mở rộng dịch vụ điện toán đám mây, nhưng chưa thể so sánh với cơ sở hạ tầng của Amazon. Điều gì sẽ xảy ra khi AWS tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa, khi các xúc tu của Amazon chạm đến mọi ngõ ngách của mạng lưới internet toàn cầu?
Khi đó, chỉ cần một sự cố nhỏ trong hệ thống AWS cũng có thể khuếch đại và khiến mạng internet toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Trong trường hợp vừa qua, chỉ cần 0,01 giây dữ liệu không tồn tại cũng đồng nghĩa với 1/3 mạng internet trên toàn cầu không thể hoạt động.
Trong khi đó, có một thực tế là rất nhiều máy chủ AWS của Amazon được đặt tại phía bắc Virginia. Đây là khu vực được cho là bị tắc nghẽn nhất của mạng lưới internet, do có quá nhiều dữ liệu trên toàn cầu được luân chuyển qua đây. Sự cố vừa qua của máy chủ AWS S3 cũng bắt nguồn từ khu vực US-EAST-1 này.
Nó cho thấy cơ sở hạ tầng của AWS vẫn còn những hạn chế, vẫn có khả năng xảy ra lỗi, và một khi xảy ra lỗi thì có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Chính vì vậy mà đây cũng là cơ hội của các đối thủ cạnh tranh Microsoft hay Google.
Đặc biệt là khi gã khổng lồ Google sắp mở cửa hệ thống trung tâm dữ liệu độc quyền Spanner của mình, để cung cấp nền tảng và dịch vụ điện toán đám mây thương mại. Spanner là hệ thống các cơ sở dữ liệu trải khắp thế giới và được kết nối, đồng bộ với nhau bằng tốc độ cao nhất.
Do đó sẽ không có hiện tượng nghẽn mạng xảy ra giống như việc tập trung các máy chủ tại cùng một nơi như US-EAST-1. Hay khi một sự cố xảy ra tại một máy chủ, toàn bộ dữ liệu vẫn sẽ an toàn do đã được đồng bộ với các máy chủ ở nơi khác từ trước. Google Spanner hứa hẹn sẽ là thứ vũ khí đáng sợ nhất đe dọa Amazon Web Service.
Tham khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng