Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel

    CL, DMINH,  

    Có 2 loại sáng tạo. Một là đem linh kiện của chuỗi cung ứng về lắp ráp. Loại thứ hai là tự suy nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ, đầu tư trí tuệ và công sức vào đó....

    Cuộc đua điểm số DxOMark trong vòng 3 năm đổ lại là cuộc đua của Huawei. Từ mẫu này sang mẫu khác, điện thoại Huawei cứ ra mắt là lại được DxO đưa lên vị trí đầu bảng. Mới đây nhất, P30 Pro đã chạm tay đến điểm số 112, cùng chia sẻ với Galaxy S10 5G vị trí số 1.

    Điểm chụp ảnh của Mate 20 Pro, P20 Pro và Galaxy S10 Plus đứng tiếp theo với 109 điểm, nhưng S10 Plus là sản phẩm của năm 2019, còn 2 mẫu Huawei kia lại ra đời từ 2018. Xét cùng năm, Galaxy S10 5G là sản phẩm duy nhất có thể bắt kịp với Huawei.

    Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel - Ảnh 1.

    Ấy thế nhưng đây là lý do Huawei chưa được coi là một thế lực sáng tạo thực thụ: Những gì "sáng tạo" của chiếc camera phone này không mới mẻ, mọi thứ đều là những linh kiện ai cũng có thể chạm tay tới, đôi khi lại đi kèm những đánh đổi không ai chấp nhận.

    Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel - Ảnh 2.

    Đầu tiên, ống zoom 50X. Đây chẳng phải là công nghệ của Huawei mà là của nhà cung ứng Corephotonics. Vì sáng tạo là của nhà cung ứng, hãng nào cũng mua về và dùng được.

    Danh sách này bao gồm một công ty bị CEO Huawei chê là "công ty nhỏ, chẳng biết sáng tạo, chỉ biết sao chép". Ngay từ tháng 1, tức là 2 tháng trước khi Huawei khoe P30 Pro, OPPO cũng đã khoe được ống zoom 10X trên điện thoại. Chiếc OPPO Reno ra mắt sau P30 chỉ 2 tuần lễ, nếu nói OPPO "sao chép" được Huawei trong thời gian đó thì OPPO quả thật là... thần thánh.

    Dĩ nhiên, Huawei có khả năng zoom đến 50X, nhưng 50X này chỉ có 10X là quang học (giống OPPO). 5X còn lại đến từ công nghệ "zoom ghép", nói nôm na là dùng AI để "khâu" các bức ảnh zoom số kém chi tiết lại với nhau. Ý tưởng thật hay và sáng tạo, bởi đó chính là những gì Google đã làm trên Pixel 3 của năm ngoái mà!

    Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel - Ảnh 3.
    Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel - Ảnh 4.

    Cứ nhìn vào Google, bạn sẽ biết thế nào gọi là sáng tạo. Năm 2016, Google khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi dùng cam đơn mà vẫn tạo được bokeh. Cách làm của Google cực kỳ độc đáo: chia pixel thành 2 nửa, dùng 2 nửa đó để tính toán ra mô hình 3D của khung hình thay vì dùng 2 bức ảnh như những gì HTC hay Apple đã làm. Cơ chế xử lý AI này đến nay vẫn được đánh giá là chính xác bậc nhất, tạo ra những bức ảnh bokeh chân thực, tự nhiên hơn camera kép – hay thậm chí là camera ToF của Huawei, Samsung 


    Trên Pixel 3, Google dùng AI để lồng ghép 4 bức ảnh crop số, tạo ra một bức ảnh "zoom số" không khác mấy với zoom thường. Đó là một sáng tạo đòi hỏi tự dày công nghiên cứu, đòi hỏi trí tuệ thực sự. Những sáng tạo này đều đã góp phần quan trọng để làm nên vị thế của Pixel trong lòng các fan của "nhiếp ảnh di động". Dĩ nhiên, đó cũng là những tính năng đã góp phần giúp Pixel liên tiếp đạt được nhiều cột mốc DxOMark đáng nhớ - dù chỉ có camera đơn và cảm biến nhỏ bằng một nửa Huawei.


    Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel - Ảnh 5.


    Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel - Ảnh 6.

    Huawei thì sao? Hãng này luôn khoe AI nhưng tính năng AI đỉnh đầu tiên lại là... nhận diện cảnh vật. Trước đó vài tháng, Samsung đã có hẳn trợ lý ảo đọc được tên của vật thể trong hình chứ không chỉ đơn thuần phân biệt đâu là ảnh chụp chó mèo, đâu là ảnh chụp người. Tính năng nhận diện cảnh vật nhanh chóng tràn ngập thị trường smartphone, OPPO cũng có - cho thấy đó không phải là đột phá độc quyền. 


    Không mạnh trên phần mềm, những thế mạnh của Huawei là do phần cứng mang lại và chúng cũng không hề mới. Như P30 Pro chụp thiếu sáng rất tốt vì sử dụng cảm biến RYYB cỡ lớn do Sony sản xuất. Vì Sony là nhà cung ứng cho một nửa thị trường smartphone (46% thị phần), ai ai cũng có thể đặt hàng cảm biến như thế. Chỉ có điều, các nhà sản xuất khác không muốn chấp nhận những điểm trừ của cảm biến RYYB.


    Huawei P30 Pro có điểm DxOMark cao nhất thế giới, nhưng người dẫn lối cho tương lai cameraphone phải là Google Pixel - Ảnh 7.


    Tất cả chỉ để đổi lấy điểm DxOMark ngang bằng với Galaxy S10 5G, vốn dùng cảm biến có kích cỡ bằng một nửa P30 Pro. Smartphone của Huawei chụp ảnh có tốt không? Rõ ràng là có, rất tốt là đằng khác. Nhưng gọi là đột phá, sáng tạo thì chưa phải.


    Thế nào mới gọi là sáng tạo? Là Apple, dùng mạng neuron để tạo hiệu ứng đổ sáng trên từng đường nét của khuôn mặt. Là HTC, tiên phong cho ý tưởng dùng 2 ống kính để tạo bokeh trên không gian hạn hẹp của máy ảnh. Là Samsung, đọc hàng trăm triệu bức ảnh để tạo thành tính năng "gợi ý phối hình" hữu ích. Và dĩ nhiên, đáng khâm phục nhất vẫn cứ là Google và những chiếc Pixel. Chỉ duy nhất 1 camera, Google Pixel đã vượt qua những giới hạn của phần cứng hoàn toàn bằng phần mềm, và đây mới là tương lai của nhiếp ảnh trên smartphone. 


    Ai đã dám nghĩ rằng camera đơn trong chiếc smartphone mỏng dẹt có thể tạo ảnh bokeh chuẩn xác hơn cả camera kép? Ai đã dám nghĩ rằng zoom số không cần phải mờ nhạt và đầy sạn như 30 năm qua vẫn vậy? Chỉ có Google dám nghĩ đến những điều không tưởng, và thực sự đầu tư công sức và sáng tạo để phá vỡ tất cả những gì chúng ta đã và đang biết về ảnh số...


    ...chứ không phải là mua linh kiện về lắp ráp là xong. Cảm biến RYYB không hề mới mẻ, và đó là của Sony. Ống kính 10X nay đã thuộc về... Samsung. Nhìn thực tế, những thế mạnh của P30 Pro là những điều hoàn toàn có thể... mua được.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày