Để giảm giá bán thiết bị, nhiều nhà sản xuất Android buộc phải hạ thấp một số yêu cầu về cấu hình (màn hình, chip, camera) cũng như hỗ trợ phần mềm sau này.
Các mẫu điện thoại Android giá rẻ đang tràn ngập thị trường. Chỉ với khoảng 99 USD (hơn 2 triệu đồng), bạn đã có thể sở hữu một thiết bị ấn tượng, bền, phục vụ đủ mọi nhu cầu của mình. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi vì sao nó lại rẻ như thế hay không?
Một điều hiển nhiên là điện thoại 99 USD phải khác với điện thoại 700 USD. Dưới đây là một số yếu tố nhà sản xuất đã điều chỉnh để cắt giảm chi phí.
Phần cứng
Nhìn chung, phần lớn điện thoại giá rẻ đều có cấu hình thấp hoặc được xếp vào hàng cao nhưng là so với 2-3 năm trước. Đây là một trong những phương pháp đơn giản nhất để hạ thấp chi phí sản xuất nhưng cũng đồng nghĩa với hiệu suất sẽ giảm. Ngoài ra, camera cũng ở độ phân giải thấp nhưng vẫn chấp nhận được, màn hình không “xịn” và sắc nét như các model hiện hành.
Chúng còn sử dụng chip cấp thấp, đến từ các tên tuổi kém tiếng hơn như Mediatek, hoặc dùng chip Snapdragon nhưng đời cũ. Dù vậy, chip đời cũ không phải lúc nào cũng kém chất lượng. Mỗi năm, mọi nhà sản xuất chip đều nâng cấp công nghệ họ dùng để tăng hiệu suất và thời gian sử dụng thiết bị. Điện thoại dùng chip đời cũ không có nghĩa nó không mạnh mẽ hay vô dụng hơn nhiều so với dùng chip mới. Thực tế, một số chip lõi tám của Mediatek như 6753 còn là lựa chọn xuất sắc dành cho thiết bị giá vừa phải.
Công nghệ màn hình cũng là một nhược điểm trên thiết bị giá rẻ. Hầu hết đều không có độ phân giải cao như các smartphone đầu bảng nhưng đều khá tốt. Motorola sử dụng panel đẹp mắt cho dòng Moto G, Huawei Honor 5X còn trang bị màn hình 1080p thực sự không thua kém các máy đắt tiền.
Nếu phải nói đến điểm thua kém rõ rệt nhất về phần cứng, đó chắc chắn là camera. Camera là một trong những tính năng quan trọng nhất đối với người dùng, vì vậy điện thoại sở hữu camera đẹp sẽ nắm lợi thế rất lớn giữa một rừng máy na ná nhau. Dù chất lượng camera ngày nay tốt hơn rất nhiều, nếu bạn là người muốn chụp ảnh đẹp và cần chụp ảnh hàng ngày, đừng mua điện thoại giá rẻ.
Độ bền và phần mềm
Độ bền là thứ rất khó nói chính xác vì từng thiết bị lại có độ bền khác nhau. Song, có thể tóm tắt như sau: nếu thiết bị cao cấp vẫn dùng mượt mà sau 2 năm, thiết bị giá rẻ khó làm được điều này. Chúng không được thiết kế để bền và chạy ổn định như các mẫu đắt hơn.
Cập nhật phần mềm cũng là một điểm trừ. Bạn nên suy nghĩ về vấn đề này khi muốn bỏ ra 150 USD để mua máy và muốn có phiên bản Android mới nhất sau này. Nếu may mắn, bạn vẫn được nhận cập nhật (dù đến muộn hơn các thiết bị đắt tiền rất nhiều), còn không sẽ là không bao giờ. Vì vậy, khi người khác đang dùng Android 7.0, bạn vẫn có thể mắc kẹt trong Android 6.0. Những công ty sản xuất điện thoại giá rẻ thường không chú trọng đến hỗ trợ thiết bị trong dài hạn.
Theo ICTNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng