Cánh đàn ông thường bị phụ nữ chỉ trích vì hay quên và chẳng mấy khi được thông cảm. Bài viết này sẽ giải thích tại sao chúng ta hay quên và biết cách tránh khỏi những nhầm lẫn ngớ ngẩn do "mất trí".
Bạn vốn là một anh chàng thông minh, hài hước. Như mọi lần tại mỗi buổi tụ tập, bạn lại mang giai thoại đầy màu sắc nào đó kể cho những người xung quanh nghe. Bỗng dưng mọi người thở dài và nhìn bạn bằng ánh mắt ngán ngẩm, mọi thứ đang diễn ra rất tốt đẹp mà, thế quái nào?
"Này, cậu kể câu chuyện này hàng tỉ lần rồi...", ai đó thì thầm vào tai bạn rồi cũng quay đi "mất tích hàng lươn". Để lại bạn trong sự ngỡ ngàng và xấu hổ.
Vừa cảm thấy xấu hổ, vừa chẳng hiểu tại sao?
Nếu bạn chưa từng trải qua tình huống tương tự, xin chúc mừng vì bạn có trí nhớ cực tốt (hoặc bạn bè xung quanh không muốn bóc phốt).
Bạn có thể đổ lỗi cho dăm ba chai bia, vài chén rượu hoặc bạn không được ngủ đủ cả tuần nay. Nhưng sự thật lại khác, có một yếu tố là thủ phạm làm đầu óc bạn luôn "mơ màng". Và chẳng xa lạ gì, đó chính là stress.
"Stress có ảnh hưởng tiêu cực đến bộ nhớ", theo nhà tâm lý học lâm sàng Jennifer Guttman.
Khi rơi vào tình trạng này, đầu tiên bạn nên tạm dừng mọi hoạt động, hít thở thật sâu và tìm cách thư giãn. Dù sao thì cũng quên mất rồi còn đâu?
Cơ thể chúng ta phản ứng thế nào khi bị stress?
Cortisol là loại hormone quan trọng giúp chúng ta "sống sót" mỗi khi stress. Cortisol được sản sinh bởi bộ phận tên là Zona fasciculata trên vỏ thượng thận (thuộc tuyến thượng thận) khi đường huyết thấp hoặc bạn đang stress.
Cơ chế đó hoàn toàn bình thường nếu sự căng thẳng được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, khi bị stress liên tục, mức cortisol có thể "ăn mòn" bộ não của chúng ta, gây ra mất trí nhớ ngắn hạn.
"Khi một người bị stress, cortisol được tiết ra để giúp con người thoát khỏi tình trạng căng thẳng", tiến sĩ tâm lý học Paul DePompo nói. "Vấn đề là, khi stress duy trì ở mức độ cao thì cortisol được giải phóng mạnh mẽ. Nghiên cứu đã cho thấy điều này dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn", ông chia sẻ thêm.
Còn sống là còn stress
Theo các báo cáo về sự stress của Hiệp hội tâm lý học Mỹ (APA) vào năm 2015, thì "millennials" (độ tuổi 18-36) có mức độ stress cao nhất từ trước tới giờ so với những thế hệ khác, trung bình mức stress là 6/10.
Tiền bạc và công việc là những yếu tố gây stress lớn nhất.
Cũng theo báo cáo của APA, "millennial" (độ tuổi 18-36) không chỉ có mức stress cao nhất mà còn rất tệ trong việc đối phó với căng thẳng: Họ online thâu đêm suốt sáng, chơi game, ăn vô tội vạ... Việc bị phụ thuộc vào công nghệ và dinh dưỡng bừa bãi làm cuộc sống trở thành một mớ hỗn độn. Càng căng thẳng thì cortisol càng được tiết ra nhiều và càng...mất trí nhớ.
Vậy phải làm thế nào để đối phó với stress?
Cách tốt nhất để đối phó với vấn đề giảm sút trí nhớ liên quan đến stress là ĐỪNG CÓ NHÌN VÀO MÀN HÌNH NỮA (vâng, dù tôi biết bạn đang đọc bài viết này qua màn hình máy tính hoặc điện thoại).
Theo APA, bạn nên tập thiền, nói chuyện với người thân, hoạt động thể chất, ăn ngủ đúng giờ. Xác định rõ những gì gây ra stress cho bạn, ít nhất là tránh xa chất gây nghiện và những thứ đã nêu ra ở phần trên - tâm trạng và trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Theo Thrillist
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng