Vì sao các YouTuber hay tuyên bố nghỉ làm nội dung?
Xóa kênh, video cuối cùng, nghỉ làm nội dung… đó có thể là những chiêu trò của YouTuber để thu hút người vào xem kênh, theo anh Vũ Hưng của nhóm Học viện YouTube với gần 150.000 thành viên.
Tuyên bố nghỉ làm YouTube là điều mà người ta thường thấy ở những người làm nội dung ngày nay. Tháng trước, Thơ Nguyễn sau scandal xin vía búp bê học giỏi đã phải xóa/ẩn toàn bộ video và ngừng làm nội dung.
Gần nhất, đến lượt streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) tuyên bố xóa kênh để làm mới bản thân. Còn trước đó khá lâu, nhiều YouTuber tai tiếng như NTN (Nguyễn Thành Nam) năm lần bảy lượt tuyên bố nghỉ làm nội dung rồi quay trở lại như chưa hề có cuộc chia ly.
Đánh giá về hiện tượng này, anh Vũ Hưng của nhóm Học viện YouTube với gần 150.000 thành viên nhận xét đây là điều ‘hết sức bình thường’. Người làm nội dung luôn có những chiêu trò để thu hút viewer (người xem), càng nhiều view càng được nhiều tiền từ quảng cáo.
ViruSs vừa xóa kênh 4 triệu subs, nhưng vẫn giữ lại các video cũ và tải lại lên kênh mới.
Theo anh Hưng, khi tuyên bố nghỉ làm nội dung, YouTuber đã thu hút được lượng người theo dõi cũ đã rất lâu chưa xem kênh của mình vào tìm hiểu lý do và xem lại các clip gần nhất. Đây là một cách để tăng tương tác trở lại cho kênh nhiều subs (subscribers) nhưng bị giảm view vì một số lý do như thay đổi thuật toán, thay đổi hành vi người dùng, bị quét nội dung trùng lặp, bị ăn gậy (đánh bản quyền)…
Từ góc độ đó, Thơ Nguyễn nghỉ làm nội dung, ẩn/xóa video để tránh bị report xấu từ áp lực dư luận, theo anh Vũ Hưng là một hành động hết sức khôn ngoan. Tương tự, trường hợp của ViruSs hay NTN cũng vậy, họ ngừng làm nội dung trên kênh để hạn chế việc bị nhận thêm report/ăn gậy ở thời điểm đó, anh cho biết thêm.
Thơ Nguyễn vội vàng xin lỗi và ẩn/xóa các video để không bị nhận thêm report từ người dùng. |
Khi trở lại, bất kể là trên kênh cũ hay kênh mới, người làm nội dung đã kéo theo một lượng lớn người xem trở lại, dẫn đến video được đề xuất, người hâm mộ lại dễ dàng ấn nút theo dõi trở lại. |
Anh lý giải đây là một điểm khác biệt giữa view Việt và view ngoại khi người Việt khá dễ dãi trong việc ấn theo dõi một kênh nào đó mà không có sự chọn lọc, hoặc ấn theo dõi vì lời mời gọi của chủ kênh. Đó là chưa kể trong chính các nhóm như Học viện YouTube, các thành viên còn mời gọi subs chéo, mua view, mua subs nên tuyên bố nghỉ làm video không có quá nhiều ý nghĩa, anh chia sẻ thêm.
Còn ở góc độ nhà sáng tạo nội dung, anh Nguyễn Hải (Rikaki Gaming, 1,62 triệu subs) đánh giá các YouTuber đã rất giàu nhưng vẫn phải làm clip câu view bởi với những YouTuber đã thành danh, điều họ sợ không phải không kiếm được tiền, mà là sợ không ai quan tâm đến mình nữa, nó là nỗi sợ hết thời.
YouTuber chỉ thực sự nghỉ khi không còn ai quan tâm đến họ nữa, chứ ít người nghỉ vì scandal hay bị chỉ trích trên mạng, anh Hải kết luận.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?