Việc niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO) giống như một canh bạc, có thể giúp startup bay cao những cũng có thể nhấn chím ngay cả những công ty có giá trị khổng lồ.
Ngày nay, thị trường chứng khoán đã không còn ổn định như trước đây vì nhiều lý do. Như nền kinh tế suy thoái, các startup bong bóng do giá trị bị thổi phồng lên so với tiềm lực thực sự.
Các lý do này khiến cho một công ty có thể rất lớn mạnh nhưng nhanh chóng bị nhấn chìm trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên bù lại sau khi IPO, các startup có đủ thực lực có thể tiếp tục nhận được những khoản tiền khổng lồ và làm tăng giá trị của công ty.
Do đó, IPO vẫn được xem là mục tiêu cuối cùng của các công ty công nghệ non trẻ và đầy tham vọng. Tuy nhiên có một startup công nghệ vô cùng lớn mạnh, được định giá cao nhất trên thế giới lại không vội vàng thực hiện mục tiêu cuối cùng đó.
Vậy vì sao một startup lại cần IPO trong khi Uber lại không muốn điều đó?
Phần lớn các startup công nghệ tư nhân nhận được tiền được đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Uber là startup nhận được số tiền đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, với tổng giá trị 8,81 tỷ USD.
Bất kỳ khi nào một nhà đầu tư bỏ tiền vào một startup, họ nhận được một phần quyền sở hữu của startup đó. Giống như một phần của miếng bánh, số tiền đầu tư càng lớn thì miếng bánh càng lớn.
Một startup có thể tạo ra bao nhiều vòng gọi vốn mà họ muốn, chỉ cần họ có thể thuyết phục được các nhà đầu tư để bỏ thêm tiền. Ví dụ như startup 23andMe đã thực hiện tới 6 vòng gọi vốn với tổng giá trị 225 triệu USD.
Vấn đề là nếu các nhà đầu tư bắt đầu bỏ tiền ra ở các vòng gọi vốn sau này, họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một miếng bánh nhỏ hơn, so với các nhà đầu tư ngay từ ban đầu. Nó tỷ lệ thuận với rủi ro, khi startup mới thành lập rủi ro là rất lớn, sau một thời gian được đầu tư và phát triển ổn định thì mức độ rủi ro giảm đi, các nhà đầu tư về sau chắc ăn hơn thì sẽ nhận được ít lợi nhuận hơn.
Và cuối cùng, các nhà đầu tư có thể rút số tiền mà họ đã bỏ ra nếu muốn.
Tại cùng một thời điểm, có 2 lựa chọn cho 1 startup. Đó là bán lại toàn bộ startup cho một công ty, một tổ chức hoặc một quỹ đầu tư nào đó. Giống như việc Instagram được bán lại cho Facebook với giá trị 1 tỷ USD.
Lựa chọn còn lại có phần rủi ro hơn, đó là biến startup thành một công ty “công cộng”, cũng có nghĩa là được niêm yết trên sàn chứng khoán và có thể được giao dịch công khai (hay còn gọi là IPO). Khi niêm yết, công ty sẽ phát hành cổ phiếu với giá trị nhất định và tổng giá trị sẽ bằng giá trị thị trường của công ty vào thời điểm đó. Nếu làm ăn tốt và có cơ hội phát triển trong tương lai, giá cổ phiếu của công ty có thể tăng trưởng gấp đôi, gấp 3 lần. Giúp cho một công ty nhỏ bé có thể trở thành một gã khổng lồ.
Về mặt lý thuyết, một startup có lợi nhuận vẫn có thể duy trì mà không cần bất kỳ nguồn đầu tư nào. Tuy nhiên các startup luôn có một vấn đề nan giải, đó là thiếu tiền mặt để tiếp tục phát triển và mở rộng. Đó cũng là lý do mà những startup khổng lồ như Uber vẫn phải liên tục gọi vốn.
Việc IPO cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trước hết, một startup muốn IPO phải phơi bày tất cả các thông tin tài chính của mình. Đó là những thông tin tuyệt mật của công ty mà không ai muốn tiết lộ cho các đối thủ cạnh tranh biết.
Tiếp theo, bất kỳ những gì mà ban giám đốc của công ty phát biểu đều có thể coi là hành vi thao túng thị trường. Thị trường chứng khoán có những bộ luật vô cùng nghiêm ngặt về việc phát ngôn và tiết lộ thông tin của các công ty. Còn nhớ Tim Cook đã từng gửi một bức tâm thư trong “Ngày thứ 2 đen tối”, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng và giúp cổ phiếu Apple hồi phục trở lại và nó đã bị cáo buộc là hành vi thao túng thị trường.
Năm 2004, đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin đã vi phạm luật “yên tĩnh” ngay trước khi gã khổng lồ tìm kiếm IPO, do đã cho tờ tạp chí Playboy phỏng vấn.
Rủi ro rất lớn nữa là thời điểm IPO, nếu một công ty IPO đúng lúc thị trường khủng hoảng, sẽ chẳng khác gì là một hành động tự sát.
Giá cổ phiếu khởi điểm khi IPO cũng là một vấn đề đau đầu. Giá quá cao sẽ khiến cổ phiếu của công ty không có ai mua, giá quá thấp có thể dẫn tới việc tự bán mình.
Nhưng giả sử mọi việc suôn sẻ, một IPO tốt có thể giúp các nhà đầu tư kiếm được khoản tiền khổng lồ và trở thành tỷ phú chỉ sau một đêm. Họ có thể tự do bán các khoản đầu tư của mình trên thị trường mở, một khoản đầu tư 10 triệu USD có thể biến thành 100 triệu USD nhanh chóng.
Tất nhiên không phải startup nào IPO cũng suôn sẻ. Giống như Square hay Etsy và gần đây nhất là Twitter, thị trường chứng khoán có thể nhấn chìm giá trị của các công ty khổng lồ khi mà giá cổ phiếu giảm sâu.
Và cho dù IPO có thành công hay không, việc biến một startup thành công ty công cộng có nghĩa là đặt CEO ngồi lên một chiếc ghế nóng. Rủi ro sẽ là rất cao khi tất cả các cổ đông công chúng có thể theo dõi và phán xét từng quyết định của CEO. Đó cũng là những gì đang xảy ra với Marissa Mayer, CEO của Yahoo.
Chính vì vậy IPO giống như một canh bạc đối với bất kỳ một startup nào, ngay cả với Uber. Việc phải công khai toàn bộ các bí mật kinh doanh cũng là một trở ngại lớn, khi mà Uber liên tiếp bị cáo buộc trốn thuế tại rất nhiều quốc gia.
Tuy nhiên Uber cũng không thể kéo dài sự trì hoãn này, khi mà các nhà đầu tư cảm thấy không còn lý do gì để tiếp tục phải rót nhiều tỷ USD vào startup này mà vẫn chưa thu lại được gì. IPO sẽ là tất yếu, vấn đề của Uber chỉ là khi nào và như thế nào.
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon