Ứng dụng thành quả nghiên cứu dịch bệnh trong game từ 15 năm trước, hai nhà khoa học trực tiếp đối đầu với virus cúm SARS-CoV-2
Thế giới giả tưởng của game với số người chơi cấu thành từ nhiều tầng lớp xã hội. Nó chính là một "bản sao thu nhỏ" của xã hội con người.
Năm 2005, một căn bệnh lạ lây nhiễm cho cả triệu nhân vật trong game World of WarCraft (WoW), kéo dài cả tháng trời trước khi Blizzard tìm ra được cách ngăn chặn nó. Nhiều người chơi coi đây là sự kiện thế giới (sự kiện tổ chức chung cho cả cộng đồng game thủ) đầu tiên, còn nhiều nhà khoa học lại coi đây là dịp hiếm có để nghiên cứu về hành vi con người khi dịch bệnh diễn ra.
Hai đường link dưới đây sẽ cung cấp cho bạn hai câu chuyện, một mang tính lịch sử, và một cho thấy ngành game không chỉ là giải trí đơn thuần:
- Đây là những gì xảy ra 15 năm về trước: đại dịch Máu Xấu - Corrupted Blood diễn ra trong thế giới WoW.
- Và đây là bản báo cáo khoa học về bối cảnh đại dịch diễn ra, với mô hình nghiên cứu chính là sự kiện Máu Xấu nêu trên.
Những nhà khoa học viết nên báo cáo trên đang trực tiếp góp công chống lại Covid-19.
Eric Lofgren và Nina Fefferman
“Tôi là nhà dịch tễ học chuyên ngành bệnh truyền nhiễm, vậy nên căn bệnh cúm đang lây lan toàn cầu đúng là ‘lĩnh vực tủ’ của tôi”, giáo sư Eric Lofgren nói. Ông hiện đang công tác tại Đại học Bagn Washington - một trong những bang Hoa Kỳ đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19; nghiên cứu của ông Lofgren tập trung vào ảnh hưởng trực tiếp của virus SARS-CoV-2 lên hệ thống y tế Hoa Kỳ. Nhóm các nhà khoa học thu thập và phân tích dữ liệu về tỷ lệ nhập viện và cần phải dùng máy thở của người nghi nhiễm, cũng như tỷ lệ lây nhiễm lên đội ngũ chăm sóc sức khỏe tiếp xúc gần với bệnh nhân.
“Một trong những điều chúng tôi phát hiện ra, là khi nhìn vào Vũ Hán và Ý, ta sẽ thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế là rất cao, và đây là điều đáng lo ngại tại nước Mỹ”, ông nói. “Về cơ bản là xác nhận công việc mà các bệnh viện đang làm, và chuẩn bị chút ít cho tình huống xấu nhất”.
Giáo sư Lofgren nhanh chóng chỉ ra những điểm tương đồng của nghiên cứu liên quan tới WoW (được viết năm 2007) và công việc ông đang làm liên quan tới dịch Covid-19.
“Với tôi, nghiên cứu cũ là bản thảo rất quan trọng để hiểu được hành vi con người”, ông nói. “Khi người ta phản ứng với bất kỳ tình trạng y tế khẩn cấp nào, cách hành xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự việc diễn ra thế nào”.
Ông nhận định: “Chúng ta thường coi bệnh truyền nhiễm là thứ vẫn xảy ra với con người. Virus vẫn tồn tại, và nó đang làm đúng bản năng của mình thôi. Nhưng thực tế nó là thứ virus đang lây lan giữa người với người, và việc người đối với người ra sao, nghe lời nhà cầm quyền thế nào đều rất quan trọng. Bản chất của sự việc là hỗn loạn. Bạn không thể đưa ra dự đoán rằng ‘ừ rồi mọi người cứ cách ly hết là ổn thôi’, nhưng chuyện chẳng bao giờ diễn ra như thế cả”.
Dịch Máu Xấu khiến xương trắng ngập game WoW.
Vấn đề không nằm tại nguy cơ mắc bệnh của mỗi cá nhân, mà là nguy cơ một người có thể mang tới cho toàn bộ cộng đồng, những người có thể nhiễm SARS-CoV-2 sẽ là những cá nhân không được khỏe. Ví dụ, bệnh dễ xảy ra với những người viêm phế quản hay hen suyễn nặng, hay với những người có tuổi và nhóm những người mang hiện miễn dịch yếu.
“Tôi có nhiều suy nghĩ về việc sử dụng phép so sánh [dịch hiện tại] với bệnh Máu Xấu - một trong những việc khiến tôi bị chỉ trích nhiều bởi cả game thủ lẫn các nhà khoa học, liên quan tới hành vi hãm hại người khác”, giáo sư Lofgren nói, so sánh việc phá hoại người chơi khác trong game với những hành động của con người thực tế.
“Người ta không cố tình khiến người khác gây bệnh. Có thể người ta không cố ý, nhưng việc bỏ qua khả năng có thể lây nhiễm bệnh cũng có tác hại tương tự vậy. Bạn sẽ thấy có người nghĩ rằng ‘việc này có gì to tát đâu, tôi sẽ không thay đổi gì cả. Tôi vẫn sẽ cứ tới buổi hòa nhạc kia, vẫn đi thăm bà tôi nay đã già’. Có lẽ bạn không nên làm vậy. Bệnh dịch mang trong nó cả vấn đề xã hội. Việc đánh giá thấp nguy cơ cũng giống với hành vi phá hoại vậy”.
Nina Fefferman là một giáo sư khác góp phần viết nên nghiên cứu về bệnh Máu Xấu. Dù cô sống ở đầu bên kia ở nước Mỹ so với giáo sư Lofgren, cô cũng cùng nhận định rằng nghiên cứu xưa kia về căn bệnh ảo nhưng lại có tác dụng trong việc hiểu tâm lý con người khi đại dịch thực sự diễn ra.
“Điều đó khiến tôi nghĩ nhiều về cách chúng ta nhận định mối nguy, và những khác biệt trong cách cư xử giữa người với người”, cô Fefferman viết trong email gửi PCGamer. Cô cho rằng chính những dữ liệu về cách ứng xử của game thủ xưa kia, cùng những đoạn hội thoại liên quan tới dịch bệnh của họ, mà cô có thể dễ dàng nghiên cứu những khía cạnh xã hội liên quan tới bệnh truyền nhiễm.
Nhìn lên các mạng xã hội hiện tại, ta có thể hình dung ra các đoạn chat của game thủ WoW xưa kia khi đại dịch Máu Xấu hoành hành. Giáo sư Fefferman nói rằng nghiên cứu mà cô đang thực hiện “tập trung vào những quyết định nhỏ của từng cá nhân ảnh hưởng ra sao tới toàn bộ dân số”, bên cạnh đó là cách thử virus và độ tuổi bệnh nhân liên quan thế nào tới cách hiểu của chúng ta về virus.
Giáo sư Lofgren không có mấy tin vui để an ủi cộng đồng: chặng đường phát triển vaccine vẫn còn dài, và không có nhiều bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 là virus gây bệnh theo mùa hay theo nhiệt độ. Cách thức phòng bệnh tốt nhất hiện tại vẫn là tự bảo vệ sức khỏe cho mình, chứ không thể chờ virus tự biến mất được.
Phải đánh giá đúng tình hình nghiêm trọng đến đâu, ta mới có thể đối phó được với vấn đề. Cũng như việc phải xem xét “boss” có yếu điểm gì, sở hữu kỹ năng gì để game thủ còn dễ bề hạ gục.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?