Đội ngũ chế tạo gồm 4 trường đại học lớn của Nhật Bản đã nghiên cứu thành công hình ảnh ba chiều có thể cảm nhận và nhìn thấy bằng mắt thường không cần đeo kính 3D, mang lại trải nghiệm ảo cực chất giống hệt Iron Man.
Trong vài năm trở lại đây, một công ty 3D của Nhật Bản có tên Aerial Burton đã sử dụng tia laser để ion hóa các phân tử không khí trong không trung, khiến chúng giải phóng năng lượng thừa dưới dạng photon xanh-trắng, từ đó tạo ra các điểm ảnh sáng trôi nổi trong không gian.
Mặc dù công nghệ này đã từng xuất hiện vào đầu năm nay nhưng vẫn tồn tại bất cập khi người sử dụng có thể bị bỏng huyết tương nếu chạm vào vật thể ảo do năng lượng quá lớn của tia laser từ công nghệ cũ có tên Nanosecond Laser. Tuy nhiên, hiện tại, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tsukuba, đại học Utsunomiya, Viện Công nghệ Nagoya và đại học Tokyo đã nghiên cứu thành công trong việc giảm cường độ laser cần thiết để hiển thị hình ảnh ảo bằng cách sử dụng công nghệ Femtosecond Laser cho ra tia laser có tần số cao.
Kết quả này là một kỳ tích khi cho phép người dùng thực sự khai thác tối đa hình ảnh để có thể tương tác với chúng một cách an toàn, giúp con người tiến thêm một bước mới trong việc khai thác các tiềm năng của công nghệ ảo.
Bằng cách sử dụng công nghệ Femtosecond Laser, hình ảnh ba chiều tuyệt đối an toàn với các tiếp xúc vật lý.
Có thể nói, việc người dùng tiếp xúc và tương tác trực tiếp với vật thể ảo là một viễn cảnh mà công nghệ sơ khai khó có thể chạm tới. Các chuyên gia nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng công nghệ mới này trong việc sản xuất những biển hiệu phát sáng và có khả năng tương tác, bao gồm cả những biển báo khẩn có thể hiển thị rõ ràng trong các tình huống khẩn cấp. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc chứng minh khả năng thực tiễn của tia laser nói chung cũng như hình ảnh 3D nói riêng.
Giám đốc Akira Asano của Aerial Burton cho biết động lực phát triển công nghệ này đến từ tính hữu ích không thể phủ nhận của nó trong các trường hợp khẩn cấp, giả dụ như nội dung khuyến cáo hay các cảnh báo giao thông hiển thị ngay giữa không trung, dễ dàng thu hút sự chú ý của người lưu thông trên đường. Khi quyết định phát triển công nghệ này như một sản phẩm thương mại, tính linh động có thể sử dụng ở bất cứ đâu luôn là một trong những yếu tố tốn nhiều tâm huyết của các nhà nghiên cứu.
Hình ảnh 3D có thể thấy rõ bằng mắt thường trong ánh sáng ban ngày và ghi hình bằng các thiết bị điện tử.
Ngoài việc đảm bảo tính an toàn của hình ảnh ba chiều, nhiều vấn đề khác vẫn cần được giải quyết hợp lý như giá thành quá cao của của công nghệ, cũng như nguy hiểm tiềm tàng trong việc làm giảm thị lực của người dùng. Với trường hợp này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng việc quan sát hình ảnh 3D bằng mắt thường mới chỉ là đề xuất ban đầu trong dự án. Trên thực tế, người dùng vẫn phải sử dụng kính hồng ngoại để tương tác cho đến khi công nghệ này thực sự hoàn thiện.
Vẫn tồn tại nhiều thách thức trong việc phát triển hình ảnh 3D có khả năng tương tác.
Hiện tại, nhiều viện nghiên cứu khác trên thế giới cũng đang nỗ lực làm việc nhằm cho ra mắt sản phẩm 3D rẻ và an toàn hơn. Ví dụ, trường Đại học Brigham Young và MIT đã tìm ra cách hiện thực hóa hình ảnh ba chiều khi sử dụng sóng âm tần số phân chia màu sắc một cách an toàn. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu ở Australia và Trung Quốc đã phát hiện ra tiềm năng của lưới graphene oxide và tia laser trong việc chế tạo hình ảnh 3D nổi. Không kém cạnh, các kỹ sư của đại học Bristol đã thành công trong việc tạo ra hình ảnh ba chiều có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cảm nhận được bằng cách sử dụng sóng siêu âm.
Viễn cảnh "chơi đùa" với hình ảnh 3D như Iron Man hoàn toàn đáng để chờ đợi.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng một ngày nào đó, ai cũng sẽ có khả năng thao tác 3D siêu việt như Iron Man.
Tham khảo TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon