Từng được so sánh với Apple nhưng giờ Xiaomi ngày càng giống với Muji hơn
Khi Xiaomi cổ phiếu bắt đầu lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào ngày hôm nay (9/7), các nhà đầu tư đặt cược vào mô hình kinh doanh ba hướng mà CEO Lei Jun không ngừng khoe khoang.
Với doanh thu kết hợp từ phần cứng, phần mềm và nội dung trực tuyến thông qua các ứng dụng, nhiều người đã so sánh Xiaomi mới Apple. Có một khoảng thời gian dài, Xiaomi luôn được gọi là "Apple Trung Quốc". Thế nhưng, trong những năm gần đây, khi mở thêm nhiều cửa hàng Mi Home, Xiaomi ngày càng giống một hãng bán lẻ, bán những sản phẩm có chất lượng khá ở mức giá rẻ chứ không còn giống một hãng công nghệ thuần túy nữa.
Cụ thể, Xiaomi ngày càng giống với Muji, một hãng bán lẻ của Nhật Bản. Muji nổi tiếng với một loạt sản phẩm theo phong cách tối giản, từ đồ ăn nhẹ, văn phòng phẩm, đồ gia dụng loại nhỏ tới quần áo.
Một thập kỷ trước, Xiaomi bắt đầu nổi lên như một hãng sản xuất smartphone và sau đó phân nhánh và có thêm những sản phẩm công nghệ khác như drone, thiết bị theo dõi thể dục và các thiết bị nhà thông minh có thể đồng bộ hóa với ứng dụng trên smartphone như nồi cơm điện có kết nối WiFi. Thế nhưng trong hai năm qua, Xiaomi ngày càng bán nhiều thiết bị low-tech cho khách hàng của mình.
Trên trang web của Xiaomi, bạn không chỉ có thể mua TV, bộ lọc không khí có kết nối WiFi với giá 135 USD mà còn có thể mua:
- Một đôi giày thể thao với giá 30 USD. Đôi giày này không có kết nối WiFi
- Một chiếc vali với giá 60 USD
- Một chiếc ô với giá 15 USD
- Một bộ bàn chải đánh răng với giá 6 USD, loại bàn chải không chạy điện
- Tám loại gối khác nhau, giá từ 7,40 tới 36 USD
Xiaomi cũng có một trang thương mại điện tử riêng biệt với thương hiệu công nghệ cốt lõi mang tên Youpin. Trên đó có hàng trăm sản phẩm gia dụng khác nhau, từ khăn tắm, máy sấy tóc, ly uống rượu cho tới dép đi trong nhà.
Giống như hầu hết các sản phẩm phần cứng của Xiaomi, những sản phẩm low-tech hoặc non-tech của Xiaomi không phải do chính Xiaomi sản xuất mà tới từ các đối tác. Ví dụ, các sản phẩm giường chiếu của Xiaomi được sản xuất bởi 8H, một công ty nội thất ở Chengdu. Chiếc ô được sản xuất bởi Xiumei, một công ty ở Thâm Quyến. Xiumei còn sản xuất cả bút viết và máy say sinh tố. Gắn trên mình thương hiệu Xiaomi, các sản phẩm của những công ty này sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường hơn và dễ thuyết phục khách hàng bỏ tiền ra mua hơn.
Tại sao Xiaomi lại quay sang bán phụ kiện nhà tắm, đồ gia dụng và nội thất?
Tháng 8 năm ngoái, phát biểu tại một sự kiện ở Thượng Hải, CEO Lei Jun nói rằng ông muốn Xiaomi trở thành một Muji trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với các sản phẩm chất lượng cao, giá trị cao, mức giá hợp lý và đa dạng.
Nhưng với việc bán gối, bàn chải đánh răng, giày dép... cả trực tuyến và tại hệ thống cửa hàng, Xiaomi ngày càng trở nên giống hệt Muji chứ không phải một Muji trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Mặc dù danh mục sản phẩm của Xiaomi chưa lớn bằng hãng bán lẻ Nhật Bản nhưng cả hai đều cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đơn giản, được thiết kế thời trang nhưng không khoa trương và có mức giá phải chăng.
Điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào với Xiaomi?
Có thể Xiaomi đang cố gắng trở thành một nhà bán lẻ hoàn hảo trong mắt Mi Fans. Họ muốn các Mi Fans thường xuyên ghé Mi Store hoặc trang chủ Xiaomi để mua sản phẩm mới, bất chấp đó là smartphone, drone hay chỉ là bàn chải đánh răng mới. Mặt khác, thật khó để Xiaomi kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ dịch vụ internet như những gì họ nói bằng việc bán gối.
Theo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là 7 lý do khiến OPPO Reno13 Series đáng mua để 'du Xuân' Ất Tỵ này
Không chỉ đối tượng mà dòng smartphone này hướng tới là genZ, bất cứ người dùng nào cũng sẽ đánh giá cao những ưu điểm mà Reno 12 Series đem lại!
TikTok hoạt động trở lại tại Mỹ sau chưa đầy 1 ngày đóng cửa