Trước khi máy tính xuất hiện, người ta đã tạo ra logo các chương trình TV như thế này đây!
Ngày nay để tạo ra một logo hoặc một đoạn hình hiệu trong các chương trình truyền hình là điều quá đơn giản, song điều đó lại không hề dễ dàng chút nào ở thời đại tiền kỹ thuật số. Bạn sẽ bất ngờ về công sức mà các đài truyền hình đã bỏ ra để sáng tạo những logo sống động trong quá khứ.
Ngày nay, kết hợp các vật thể vào thiết kế kỹ thuật số là một cách để tạo ra vẻ đẹp độc đáo hoặc một góc nhìn mới cho mẫu thiết kế. Ví dụ: để thiết kế các icon của Google theo phong cách Material Design, các nhà thiết kế đã cắt và gập các nguyên mẫu bằng giấy của các icon này trước khi thiết kế chúng. Tương tự như vậy, các nhà thiết kế của đoạn mở đầu seri phim Stranger Things (Những điều kì lạ) đã chế tạo bằng tay một hệ thống giấy xtăng-xin được chiếu sáng để tạo hiệu ứng sần sùi, sống động cho các dòng chữ.
Thế nhưng sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số đã khiến người ta dễ dàng quên đi rằng từng có một thời mà mọi thiết kế hoặc tiêu đề hình hiệu đều được làm từ vật thể thật.
Một bức ảnh được lan truyền trên mạng gần đây về logo Văn phòng Đài phát thanh truyền hình Pháp năm 1962 đã nhắc nhở chúng ta về thời kì đó.
Biểu tượng của Eurovision từng được làm bằng dây
Bức ảnh thể hiện logo lung linh của kênh truyền hình được làm bằng vật thật - trông giống như một đường hầm tạo bằng các sợi dây với chữ RTF nổi ở giữa. Nó cho thấy các công ty truyền hình đã kì công thế nào trong việc sản xuất ra một logo sinh động vượt xa kĩ thuật 2D hiện nay. Một đoạn phim tài liệu đã cho thấy hiệu quả được tạo ra là rất hấp dẫn - các dây rung động tạo ra một hiệu ứng lung linh:
Hình hiệu Eurovision
Bức ảnh gốc vốn được tìm thấy bởi Andrew Wiseman – một người yêu thích lịch sử truyền hình này đã mở ra một cuộc thảo luận trực tuyến thú vị về những logo được tạo ra từ giữa thế kỉ trước bằng các vật thể thật. Sau khi bức ảnh này được đăng lên Reddit, một loạt người dùng khác đã đăng thêm những logo cùng thời sử dụng kỹ thuật tương tự.
Ví dụ, BBC cũng đã sử dụng nhiều mô hình cơ học và tranh tầm sâu để tạo ra các logo trong một thế giới chưa mà kỹ thuật số chưa phát triển, trong số đó có logo đầu tiên của họ:
Logo đầu tiên của BBC
Một ví dụ điển hình khác là logo của đài BBC1 năm 1969, biệt danh là "Gương cầu". Logo này được tạo ra bằng cách sử dụng một thiết bị do BBC thiết kế riêng gọi là máy ảnh Noddy. Với hệ thống mới này, người phát thanh có thể điều khiển máy ảnh từ xa, chỉ đạo nó xoay và nghiêng hoặc di chuyển cả hai theo chiều dọc hoặc ngang qua một ma trận các vật thể được sắp xếp trước.
Trong trường hợp của logo BBC1, vật thể là một quả cầu cao su, có kích thước bằng quả bóng xoay quanh gương lõm. Các đại dương được sơn trên toàn quả cầu bằng sơn đen kim loại, và các khối đất không bị sơn. Chiếc máy quay sẽ quay quả cầu với màu đen và trắng, rồi sau đó thêm vào màu sắc. Một video hậu trường khác của HBO năm 1983 cũng đã cho thấy cách họ tạo ra đoạn mở đầu một chương trình mới của mình. Nó bắt đầu bằng cảnh một người xem kênh HBO trên TV trong căn hộ của mình. Sau đó máy quay lia qua cửa sổ và quay cảnh toàn bộ thành phố với góc quay từ trên không.
"Khung hình mà họ đã cố gắng tạo ra khi đó không thể làm được với một thành phố thực sự,” Ông James Kowalski, Giám đốc phụ trách các hiệu ứng đặc biệt của thời bấy giờ, cho biết. “Họ không thể chạy xuống đường giữa thành phố với một chiếc trực thăng hay bắn nó ra ngoài một chiếc máy bay”. Thay vào đó, họ đã xây dựng một thành phố mô hình, thuê sáu thợ thủ công để tạo ra hơn 100 tòa nhà kiểu mẫu, hàng trăm cây cối, ô tô, xe buýt thủ công, thậm chí là cả những đèn đường nhỏ xíu.
Logo của đài BBC1 năm 1969
Ví dụ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất về những logo kiểu cổ của các chương trình truyền hình phải kể tới đoạn hình hiệu “Sư tử MGM”. Đoạn hình hiệu này được tạo ra bằng cách sử dụng hàng loạt chú sư tử đã được huấn luyện, trong đó nổi tiếng nhất là sư tử Leo được ra mắt vào năm 1957.
Sư tử Leo đã quá quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người trong hoạt hình Tom & Jerry
Mặc dù ngày nay các phương pháp này thực sự không còn cần thiết khi thiết kế các logo hay hình hiệu sống động nữa, nhưng các nhà thiết kế tài ba vẫn sử dụng chúng như là một cách để khơi nguồn cảm hứng. Những logo được làm theo cách này rõ ràng là minh chứng hùng hồn cho thành ngữ “cái khó ló cái khôn".
Theo Fastcodesign
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng