Trung Quốc chế tạo siêu cỗ máy đầu tiên trên thế giới có thể đặt cáp quang ở vực thẳm sâu nhất đại dương, phạm vi hoạt động hơn 11.000 mét dưới biển
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết cỗ máy này có thể chạm đến nơi sâu nhất của tất cả các đại dương.
- Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
- Hết thách thức trong mảng tìm kiếm, OpenAI tiếp tục đối đầu Google với trình duyệt AI riêng: Chrome có nên lo sợ?
- CEO Jensen Huang: AI còn lâu mới hết 'bịa chuyện', muốn giải quyết phải tăng công suất tính toán gấp bội
- Trường hợp nào bị khóa căn cước điện tử trên VNeID?
- Trung Quốc đưa chip tự phát triển lên tàu vũ trụ, đạt bước tiến mới trong lĩnh vực bán dẫn
Theo tờ South China Morning Post, Trung Quốc đã chế tạo siêu cỗ máy đầu tiên trên thế giới có khả năng đặt cáp ngầm ở Challenger Deep, vực thẳm sâu nhất mà con người biết đến trên Trái đất.
Nằm ở đầu phía nam của Rãnh Mariana tại Thái Bình Dương, Challenger Deep có độ sâu tối đa gần 11.000 mét dưới bề mặt nước. Tuy nhiên, hệ thống tời cáp quang mới của Trung Quốc có tên Haiwei GD11000 vẫn có thể hoạt động trong phạm vi này.
Cỗ máy do các nhà khoa học thuộc Đại học Hàng hải Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh và một số công ty khoa học công nghệ và máy móc cùng phát triển. Theo một tuyên bố của trường ngày 16/11, Haiwei GD11000 có thể lắp đặt cáp ở độ sâu tối đa hơn 11.000 mét.
Giáo sư Li Wenhua tại khoa kỹ thuật hàng hải, nhà khoa học trưởng dự án, cho biết Haiwei GD11000 có thể tiến hành nghiên cứu khoa học hàng hải “ở độ sâu tối đa của tất cả các đại dương trên thế giới”.
Kỷ lục trước đó về cáp ngầm sâu nhất thế giới được thiết lập bởi nhà sản xuất cáp và cung cấp dịch vụ lắp đặt của Ý Prysmian. Công ty này đã công bố vào tháng 7 rằng họ đã hoàn thành việc lắp đặt cáp ngầm ở độ sâu 2.150 mét.
Theo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
NVIDIA giới thiệu siêu máy tính AI mới, siêu nhỏ gọn, giá "sinh viên" - rẻ ngang laptop văn phòng mà vô cùng hữu ích
Với mức giá siêu rẻ, siêu máy tính AI này của NVIDIA đặc biệt phù hợp với những người đam mê nghiên cứu AI nhưng tài chính hạn hẹp, như sinh viên hoặc các công ty nhỏ.
Mạnh đến mức giải bài toán mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, vì sao chip lượng tử Google vẫn "bó tay" trước các phương thức mã hóa hiện đại?