Trình độ sản xuất lạc hậu, 90% vi xử lý là hàng nhập khẩu, nhưng Nga vẫn không sợ lệnh cấm của Mỹ
Từ góc độ của chính nước Mỹ, ngay cả khi Mỹ thực sự muốn hạn chế Nga, họ sẽ không bao giờ chọn lĩnh vực vi xử lý, vì việc hạn chế vi xử lý có quá ít tác động đối với Nga.
- Công ty giao dịch tiền số đi lên nhờ sự sụp đổ của LUNA và FTX: Doanh thu tăng 1.000 lần sau 3 năm, tham vọng thế chỗ FTX
- Thiên tài ngạo mạn nhất Trung Quốc từng khiến Microsoft 'ghét cay ghét đắng', phải cấm cửa toàn cầu giờ ra sao?
- Tương lai tiền điện tử sau sự sụp đổ của FTX
- Google thay đổi cách tuyển dụng, không bằng cấp cũng có cơ hội
Trang tin Baijiahao (Trung Quốc) ngày 18/12 đưa tin, vi xử lý bây giờ là thứ mà bất kỳ sản phẩm công nghệ nào cũng không thể thiếu được, nhỏ như điện thoại di động, lớn như tàu vũ trụ đều cần vi xử lý.
Sau năm 2019, do lệnh cấm của Mỹ, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề, lúc này Trung Quốc mới phát hiện ra rằng việc không có vi xử lý sản xuất trong nước để bán là rất bị động.
Nhưng có một quốc gia khác giống như Trung Quốc, thậm chí còn thua kém Trung Quốc trong lĩnh vực vi xử lý, nhưng họ không sợ lệnh cấm của Mỹ. Đó là nước Nga.
Hiện trạng ngành công nghiệp bán dẫn Nga
Theo trang Baijiahao, trên thực tế, có thể nói rằng Nga không có ngành công nghiệp bán dẫn và sự phát triển của các công nghệ mới nổi tương đối chậm chạp. Điều này có thể là do Nga giàu có về tài nguyên và có thể kiếm được nhiều thu nhập bằng cách khai thác tài nguyên.
Bởi vậy, hầu hết vi xử lý của Nga đều nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm tới 90%. Hơn nữa, nhu cầu về vi xử lý tại thị trường Nga rất thấp và đều dành cho mục đích dân sự.
Do nhu cầu thấp và sự độc quyền công nghệ của các công ty nước ngoài khác, ngay cả khi Nga muốn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và tăng sản lượng của chính mình, họ cũng thất bại và cuối cùng chọn cách từ bỏ.
Tại sao Nga trắng tay trong lĩnh vực vi xử lý?
Theo trang Baijiahao, nguyên nhân chủ yếu có từ thời Liên Xô. Các linh kiện điện tử vào thời Liên Xô chủ yếu được chia thành hai loại là đèn điện tử và linh kiện bán dẫn. Lúc đó, do không đủ sức để thực hiện cả hai nghiên cứu nên Nga đã chọn đèn điện tử, còn Mỹ chọn linh kiện bán dẫn.
Hiện nay, linh kiện bán dẫn đã trở thành những vi xử lý vô cùng phổ biến trên thế giới. Nhưng do Liên Xô không nghiên cứu đủ sâu về lĩnh vực này, sau đó lại vấp phải sự phong tỏa công nghệ của các nước phương Tây, nên cho đến nay lĩnh vực vi xử lý của Nga vẫn là một “sa mạc mênh mông”.
Vì sao Nga không sợ lệnh cấm của Mỹ
Theo trang Baijiahao, từ góc độ của chính nước Mỹ, ngay cả khi Mỹ thực sự muốn hạn chế Nga, họ sẽ không bao giờ chọn lĩnh vực vi xử lý, vì việc hạn chế vi xử lý có quá ít tác động đối với Nga.
Đầu tiên là hiện trạng của lĩnh vực vi xử lý tại Nga, nhu cầu về vi xử lý của Nga quá ít. Nếu Mỹ thực sự hạn chế Nga nhập khẩu vi xử lý, Nga có thể chọn vi xử lý kém chất lượng hoặc vi xử lý vi phạm bản quyền, đủ để đáp ứng nhu cầu của nước này.
Trang Baijiahao nhận định, có thể việc sử dụng vi xử lý kém chất lượng hoặc vi xử lý vi phạm bản quyền là không tốt, nhưng trên thực tế, vi xử lý của Nga thường được dùng cho mục đích dân sự, nên dù chất lượng có kém cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển kinh tế của Nga. Đối với vấn đề vi phạm bản quyền, đây luôn là bài toán khó giải quyết nhất trên thế giới, đặc biệt là trong trường hợp phạm tội xuyên quốc gia này.
Ngoài ra, mặc dù những nghiên cứu về vi xử lý của Nga tương đối lạc hậu, nhưng nghiên cứu về đèn điện tử của Nga lại rất tiên tiến và dẫn đầu thế giới. Đèn điện tử đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất vũ khí, vì vậy, đèn điện tử hoàn toàn có thể thay thế vi xử lý trong lĩnh vực này. Vì lý do này, Mỹ không thể hạn chế Nga trong lĩnh vực vi xử lý quân sự.
Hơn nữa, nhu cầu về vi xử lý trong lĩnh vực quân sự và dân sự thực sự khác nhau. Lĩnh vực dân sự theo đuổi vi xử lý nhỏ với quy trình sản xuất cao, trong khi lĩnh vực quân sự theo đuổi vi xử lý lớn với quy trình sản xuất thấp, mà Mỹ lại không giỏi trong quy trình sản xuất thấp.
Ngay cả khi Mỹ cấm vi xử lý quân sự của Nga, việc này cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Nga. Ngoài ra, Nga cũng có đèn điện tử, ngành công nghiệp quân sự của họ về cơ bản là sử dụng đèn điện tử, không cần vi xử lý.
Trang Baijiahao nhận định, trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, Mỹ không thể cấm Nga, nên Nga đương nhiên không có gì phải sợ. Còn nếu cấm trong lĩnh vực dân sự thì sẽ không tạo được ảnh hưởng mà tổn thất lại quá lớn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon