Trải nghiệm thực tế ảo với Virginia Tech Cube: tới gần hơn với Star Trek
Bên trong phòng mô phỏng thực tế ảo The Cube tại Virginia Tech
Nhiều người sẽ cảm thấy mình như những tay mơ về thực tế ảo khi bước vào bên trong Virginia Tech Cube tại Blacksburg, Virginia. Với việc đeo một chiếc kính Oculus Rift gắn kèm với đó là một chiếc anten cao 6-inch đi lại trong một căn phòng kích thước 15m x 12m dĩ nhiên là đi kèm là những chiếc laptop cấu hình cao để mô phỏng ra một môi trường ảo, những người được mời đến trải nghiệm đã chìm vào không gian VR theo một cách mà họ chưa bao giờ nghĩ mình có cơ hội làm như thế trong đời.
Benjamin Knapp, giám đốc Virginia Tech cho biết đội ngũ nghiên cứu và phát triển đang nỗ lực để biến trải nghiệm về thực tế ảo trở nên đơn giản hơn nhưng môi trường được mô phỏng sẽ trở nên phức tạp hơn. The Cube đã ra đời từ những tham vọng như thế và nó đã viết thêm cuốn sách về lịch sử phát triển công nghệ thực tế ảo tại Virginia Tech dài thêm một chút. Quay ngược lại những năm 90 của thế kỷ trước, đây là nơi một trong những cỗ máy mô phỏng thực tế ảo cỡ lớn đầu tiên được phát triển, đó là CAVE (Cave Automatic Virtual Environment). Sau đó Virginia Tech tiếp tục phát triển một hệ thống mới mang tên Visionarium VisCube, hai nhà nghiên cứu trong đội ngũ phát triển dự án này đã tiếp tục làm việc với dự án The Cube.
Camera thực hiện mo-cap
The Cube giống như một rạp chiếu phim với màn chiếu là những chiếc kính Oculus Rift, âm thanh mô phỏng từ môi trường được thể hiện một cách chân thực thông qua hệ thống loa 360 độ gồm 124 loa tiêu chuẩn, 4 loa sub cỡ lớn, 9 loa hỗ trợ. The Cube cũng trang bị tới 24 máy quay để thực hiện mo-cap, mỗi máy có thể xử lý hình ảnh chuyển động của một đối tượng, có nghĩa là căn phòng này có thể sử dụng cùng một lúc bởi 24 người và tất cả đều có thể tương tác với nhau trong môi trường mô phỏng. Điển hình nhất là những người được tham gia trải nghiệm cùng đứng trong một căn nhà ảo, và họ có thể nói chuyện với nhau trong căn nhà này giống như đang ở trong một căn nhà thật với sự hỗ trợ của tai nghe và microphone.
Đương nhiên The Cube được xây dựng nên không chỉ để phục vụ những mục đích như vậy, đội ngũ nghiên cứu cũng đã thử mô phỏng một cơn lốc xoáy ảo. Từ khi nó mới chỉ là những dòng khí đối lưu cho đến khi trở thành một thiên tai hoàn chỉnh. Những người được trải nghiệm có thể đứng nhìn cơn lốc xoáy này từ bên ngoài và bước vào bên trong tâm bão để thấy rõ nguyên lý hoạt động cũng như đặc tính của hiện tượng thời tiết đặc biệt này. Điểm thú vị là những người tham dự có thể lấy một vật thể ảo vào ném về phía cơn lốc xoáy để kiểm tra xem đặc tính của nó có giống như ngoài thực tế hay không.
Để có được môi trường thật đến mức như vậy thì Virginia Tech phải có trong tay một hệ thống máy cực mạnh, theo một số nguồn tin giá trị của cả hệ thống lên tới 5 triệu USD, một con số đáng kinh ngạc nhưng phù hợp để làm được những việc như vậy.
Hệ thống máy tính tại The Cube
Benjamin Knapp cũng cho biết rằng đây chỉ là những bước đi đầu tiên trong việc phát triển một hệ thống mang tên: nhà hát ảo. Một nơi sẽ thay thế những rạp chiếu phim trong tương lai, và ngoài mục đích giải trí bằng phim ảnh trong môi trường VR thì đây sẽ là nơi những nhà khoa học có thể kiểm chứng nhiều giả thuyết cũng như những thí nghiệm mà họ gần như không thể làm được trong điều kiện thực tế. Ông Knapp nói rằng tham vọng của Virginia Tech sẽ biến những chiếc kính VR trở nên nhỏ gọn hơn và những người sử dụng không cần phải luôn mang theo một chiếc laptop ngay trên tay để có được những trải nghiệm tốt nhất.
Virginia Tech chỉ là một trong những viện nghiên cứu trên toàn thế giới đang cố gắng để đưa VR đến gần với cuộc sống hơn cũng như mở ra những ứng dụng mới trong tương lai. Biết đâu rằng trong 10-20 năm nữa thì chúng ta có thể có những trải nghiệm VR đúng như những gì seri truyền hình Star Trek
Tham khảo: theverge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon