(GenK.vn) - Một vài khả năng có thể đưa con người tới bờ vực
Đề tài ngày tận thế luôn thu hút được nhiều sự quan tâm từ trước đến nay. Dù cuộc sống vẫn đang tiếp diễn nhưng con người chúng ta thường xuyên nhìn về tương lai với những nguy cơ về một thế giới sẽ bị hủy diệt. Có lẽ là ngày đó sớm muộn cũng sẽ đến nhưng sẽ còn rất rất lâu nữa. Càng ngày càng có nhiều lý thuyết được xây dựng và phỏng đoán xung quanh sự kiện này.Trong bài viết này, xin được kể tới vài kịch bản tận thế được các nhà khoa học dự đoán.
1. Sự nóng lên toàn cầu
Nỗi sợ hãi về sự biến đổi khí hậu đang bao trùm lên cả thế giới. Nhiều nhà khoa học nhận xét rằng trong hiện tại đât là mối đe dọa lớn nhất đối với trái đất. Biến đổi khí hậu đã làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, một số vùng bị hạn hán nghiêm trọng, một số nơi lại có những hiện tượng mưa lũ bất thường. Trong những năm gần đây còn xảy rat hay đổi trong sự phân bố các loài động thực vật trên trái đất, ngoài ra một số bệnh do nguyên nhân khí hậu cũng phát triển hơn. Các vùng trũng thấp trên bề mặt hành tinh đối mặt với nguy cơ bị xâm lấn bởi băng tan ở 2 cực và mực nước biển dâng. Những thay đổi này không chỉ tác động tới điều kiện sống, lượng thực, bệnh tật của loài người mà còn tác động gây bất ổn chính trị. Nếu mọi chuyện cứ tiếp tục đi theo chiều hướng xấu, con người sẽ diệt vong vì nạn đói, sự sụp đổ của hệ sinh thái.
2. Tiểu hành tinh đâm vào
Đây là một kịch bản thường thấy ở một số bộ phim thảm họa. Bản thân trong quá khứ trái đất cũng đã có những va chạm lớn kiểu này và tất nhiên phần lớn sinh vật đều không tồn tại được. Loài khủng long to lớn đã từng bị tuyệt chủng vì thiên thạch đâm vào trái đất. Vào năm 1908, một mẩu thiên thạch đã đâm vào khu vực rừng Siberia làm hủy hiệt khoảng hơn 2000 km vuông xung quanh. Nỗi lo sợ về một thiên thạch hay tiểu hành tinh đâm sầm vào chúng ta là có thật. Nếu như sự nóng lên toàn cầu có thể giảm được nguy cơ phần nào nhờ những chính sách và nỗ lực cứu vãn của con người thì việc có vât thể lạ đâm vào trái đất không như vậy. Chúng ta có thể dự đoán trong khả năng của mình nhưng kể cả dự đoán được cũng khó mà ngăn chặn được. Thêm nữa, vũ trụ quá rộng lớn và chúng ta mới chỉ biết tới phần nhỏ bé trên tảng đá lớn này.
3. Mối đe dọa đại dịch
Nền y tế của thế giới trước giờ vẫn luôn phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Trong quá khứ chúng ta đã phải đối mặt với nhiều căn bệnh mà không có phương thuốc cứu chữa, tuy nhiên đến hiện tại đã tốt hơn rất nhiều. Việc ghép các bộ phận cơ thể người, sử dụng nội tạng nhân tạo … đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên thế giới luôn biến đổi không ngừng và các căn bệnh cũng như vậy. Các dịch cúm chết người luôn nảy sinh hàng năm và đôi khi chúng có những biến thể chúng ta không ngờ tới. Gần đây là sự bùng phát của dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), dịch cúm gia cầm, và MERS có nguồn gốc ở Ả Rập Saudi … Sự giao thương trên toàn thế giới rất phát triển, chúng ta thường xuyên có những liên hệ lẫn nhau nên việc lây nhiễm cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Một căn bệnh chết người có thể lây lan như cháy rừng.
Nhìn chung, đây là một mối đe dọa rất thực tế mà ở thời nào loài người cũng phải đối mặt. Có thể có những căn bệnh sẽ hủy diệt cả thế giới và những căn bệnh dù không hủy diệt cũng sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, vậy nên so với những thảm họa đến từ nơi khác thì đây chính là một trong những mối nguy gần gũi nhất với chúng ta.
4. Thảm họa từ phòng thí nghiệm
Bệnh tự nhiên không phải những điều duy nhất chúng ta cần lo sợ. Trong quá trình nghiên cứu để chữa bệnh, chúng ta đôi khi phải thử nghiệm nhiều thứ và chúng đôi khi có khả năng sẽ gây ra hậu quả tệ tại. Trong một vài bộ phim của Hollywood chúng ta thường thấy một vài loại virut biến cả thế giới thành zombie. Đây cũng là một loại hủy diệt, và rõ ràng chúng không xuất phát từ thiên nhiên.
Trong năm 2011, một số nhà nghiên cứu đã tạo ra một phiên bản đột biển của dịch cúm gia cẩm H5N1 và đã gây truyền nhiễm ở loài chồn. Tệ hại hơn là chúng lây nhiễm trong không khí. Kết quả này đã làm dấy lên lo ngại rằng những đại dịch có thể xuất phát từ chính những phòng thí nghiệm của con người. Và điều này hoàn toàn có thể là vô tình hoặc hữu ý. Chúng ta hoàn toàn có thể liên hệ tới chúng như những vũ khí sinh học.
5. Vi khuẩn
Vi khuẩn luôn tồn tại xung quanh chúng ta và từ lâu con người đã chấp nhận sự hiện diện của những sinh thể tí hon này. Một số loại vi khuẩn thậm chí còn có ích cho con người. Tuy nhiên nấm cũng được nhìn nhận như là một nguy cơ lớn. Nguy cơ không nằm ở việc gây ảnh hưởng trực tiếp tới con người như một dịch bệnh mà là hủy hoại hệ sinh thái của chúng ta. Thời gian trước đã có lúc một loài nấm ở ếch hủy diệt gần như toàn bộ loài này trên khắp nước Mỹ. Và vi khuẩn so với các loài khác có phạm vi hoạt động quá rộng, số loài cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của con người nên đây rõ là một mối nguy tiềm ẩn.
6. Chiến tranh hạt nhân
Chiến tranh là mối nguy cổ điển trong thế giới của loài người. Qua hai cuộc chiến tranh thế giới, đã có biết bao nhiêu hậu quả tàn khốc. Ngay lúc này, thế giới lại phải đối mặt với những lò hạt nhân và bộ máy nhà nước hiếu chiến từ Bắc Triều Tiên. Một quốc gia khác là Iran cũng được cho là đang nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân. Và nếu thực sự chiến tranh xảy ra và vũ khĩ hạt nhân được dùng tới, thế giới sẽ lâm vào tình thế khủng hoảng. Hiện nay căng thẳng trên thế giới đang gia tăng và đồng hồ ngày tận thế - Doomsday Clock đã được dịch chuyển thêm gần với mốc nửa đêm hơn.
7. Robot
Những ai đã xem bộ phim viễn tưởng Kẻ Hủy Diệt hẳn đều hiểu về viễn cảnh này. Đó là khi robot trở nên hiện đại, phát triển xa hơn cả con người. Chúng biến thành những cỗ máy giết chóc, tàn phá và tất nhiên muốn hủy hoại toàn bộ loài người. Liên Hợp Quốc gần đây đã kêu gọi một lệnh cấm Robot giết người vì họ lo ngại rằng đang có một số quốc gia cố gắng phát triển chúng.
Nhiều nhà khoa học đánh giá rằng thời điểm trí tuệ nhân tạo vượt xa trí tuệ con người sẽ không còn quá xa nữa. Những chú robot tất nhiên sẽ giúp đỡ chúng ta làm nhiều việc nhưng cũng có thể lại chính là nguyên nhân hủy hoại hành tinh này. Rất nhiều trường hợp có thể xảy ra và rõ ràng không thể loại trừ nỗi lo này.
8. Khủng hoảng gia tăng dân số
Từ thế kỉ 18 đã có những lo ngại về một thế giới quá đông, Thomas Malthus đã dự đoán rằng việc tăng trưởng dân số sẽ gây ra nạn đói, khủng hoảng mọi mặt trên hành tinh của chúng ta. Hiện nay dân số trên trái đất đã qua mốc 7 tỷ người và ngày càng gia tăng. Điều này sẽ gây áp lực tới nguồn nhiên liệu, tài nguyên, sự phát triển trên toàn hành tinh. Tất nhiên không phải ai cũng đồng ý với ý kiến này, nhiều người có cách nghĩ tích cực hơn rằng chúng ta sẽ ổn định dân số trong vòng 50 năm tới và nhân loại sẽ đổi mới theo các của mình để tránh khỏi những hậu quả tiêu cực của việc quá tải dân số. Trước những diễn biến hiện tại, khi mà trình độ phát triển kinh tế cũng như nhận thức của các nước còn khá chênh lệch và tỷ lệ người nghèo chiếm đa số thì có lẽ chúng ta cũng không nên quá lạc quan và có những chuẩn bị cho trường hợp xấu.
9. Hiệu ứng quả cầu tuyết
Đó là khi nhiều sự kiện có khả năng tiếp nối nhau dựa trên điều kiện nhất địn. Ví dụ như sự nóng lên toàn cầu có thể làm tăng sự phổ biến của các tác nhân gây bênh đồng thời cũng làm tăng sự thay đổi của khí hậu. Khi đó, sự sụp đổ của hệ sinh thái sẽ tác động xấu tới nguồn thực phẩm, từ đó lại tác động xấu tới xã hội. Các vấn đề cứ tác động qua lại và càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Thực tế trái đất sẽ ngày càng suy thoái, các nguy cơ chồng chất ... Cho đến một lúc nào đó, sự diệt vong của trái đất sẽ là tất yếu và không chút bàn cãi nào nữa. Có thể nói, đây lại có thể là nguy cơ rõ ràng nhất đối với con người hiện nay khi mà chúng ta phải đối mặt với càng loạt nguy cơ kể trên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng