Trái đất trước nguy cơ tổn thất 40% khối lượng băng nếu không từ bỏ nhiên liệu hóa thạch
Theo cảnh báo, hơn 40% khối lượng băng của Trái đất có thể bị tổn thất nếu con người tiếp tục đầu tư và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo cảnh báo, hơn 40% khối lượng băng của Trái đất có thể bị tổn thất nếu con người tiếp tục đầu tư và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo kịch bản ảm đạm trên, hơn 2/3 tổng số sông băng trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, góp phần làm mực nước biển ngày càng dâng cao trên khắp thế giới.
Trưởng nhóm nghiên cứu David Rounce, trợ lý giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Kỹ thuật Pittsburgh, đã dẫn đầu một nỗ lực quốc tế để tạo ra mô hình mới. Ngay cả trong trường hợp tốt nhất này, nhóm của Giáo sư Rounce nhận thấy rằng gần 50% sông băng sẽ biến mất, chiếm hơn 25% tổng khối lượng băng, vào năm 2100.
Một nghiên cứu trước đây đã cảnh báo rằng Trái đất đã sẵn sàng đối mặt tình trạng nóng lên 1,5oC.
Thực trạng mất sông băng đã được ghi nhận trên toàn cầu. Năm 2022, các sông băng của Thụy Sĩ đã bị thu hẹp một nửa trong vòng chưa đầy một thế kỷ. Và sông băng lâu đời nhất của nước này đã phải được bao phủ bởi những tấm vải trắng với chất liệu đặc biệt để ngăn nó tan chảy.
Sông băng ở Svalbard vào năm 1936 (trên) và năm 2009 (dưới). (Ảnh: Nature)
Quá trình tan băng dữ dội đến mức có thể chứng kiến một xác máy bay có từ năm 1968 bất ngờ xuất hiện trở lại ở dãy núi Alps của Thụy Sĩ khi lớp băng che phủ nó bắt đầu tan chảy.
Tình trạng các sông băng tan chảy cũng góp phần gây ra lũ lụt thảm khốc vào mùa hè năm 2022 ở Pakistan, nơi có nhiều sông băng hơn bất kỳ nơi nào ngoài Bắc Cực và Nam Cực. Nằm ở phía Bắc dãy Himalaya, Pakistan có khoảng 7.000 sông băng. Nhiệt độ tăng cao, lên mức gần 50oC (122 độ F) ở thành phố Nawabshah vào năm 2022 đã và đang khiến các sông băng tan chảy và tạo thành các hồ băng.
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về sự tan chảy của cái gọi là "sông băng ngày tận thế" ở Nam Cực. Sự sụp đổ hoàn toàn của nó có thể làm mực nước biển tăng thêm 60 cm. Tác động sẽ sâu rộng đến mức thậm chí sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng" cho Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, giáo sư Rounce cảnh báo rằng ngay cả khi con người ngừng hoàn toàn phát thải, tốc độ các sông băng đang biến mất trong nhiều thập kỷ qua cũng sẽ không được thể hiện ngay lập tức mà có thể mất tới 100 năm. Ông mô tả, các sông băng là "những dòng sông chảy cực kỳ chậm", tác động của chúng cần có thời gian mới cảm nhận được.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon