Hãy xem đoạn video này để thấy sau 100 triệu năm tới, Trái Đất thân yêu của chúng ta sẽ biến chuyển như thế nào?
Như chúng ta đã biết, gắn liền với sự chuyển động độc lập của các mảng kiến tạo Trái Đất, các châu lục đã di chuyển và va chạm trong nhiều triệu năm. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, siêu lục địa Pangea tồn tại đến khoảng 200 triệu năm trước đây, sau đó bắt đầu tự tách thành các châu lục như hiện nay chúng ta quan sát được. Nhưng điều này lại không đồng nghĩa với việc các châu lục này sẽ tồn tại mãi mãi. Vậy chúng sẽ ra sao trong tương lai?
SpaceRip, tài khoản YouTube chuyên chia sẻ các video ấn tượng về vũ trụ, mới đây đã cho ra một đoạn video mô tả rất chi tiết về quá trình hình thành các châu lục của địa cầu cách đây khoảng 600 triệu năm cho đến tận ngày nay và “số phận” của chúng trong vòng 100 triệu năm tới.
100 triệu năm nữa ngôi nhà của chúng ta sẽ ra sao?
Về mặt khoa học, tương lai sinh học và địa chất của trái đất có thể được suy ra từ các hiệu ứng thấy được của một số tác nhân gây ảnh hưởng lâu dài. Các tác nhân này bao gồm các chất hóa học ở bề mặt của Trái đất, tỷ lệ làm mát của tâm hành tinh, sự tương tác hấp dẫn với các đối tượng khác trong Hệ mặt trời và sự gia tăng ổn định về độ sáng của mặt trời.
Một yếu tố khác gây nhiều nghi ngờ về ảnh hưởng đến Trái đất chính là các hình thái công nghệ đang được con người phát triển, đối tượng tiềm ẩn những nguy cơ thay đổi đáng kể cho “hành tinh xanh”.
Tham khảo: IFLScience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đích thân "nhá hàng" smartphone màn hình gập ba đầu tiên, sẽ ra mắt trong năm nay
Chiếc Galaxy gập ba sẽ sớm được Samsung trình làng trong năm nay, tuy nhiên mức giá có thể sẽ vô cùng đắt đỏ.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng