Dù rằng thiên hà này khá gần với chúng ta (gần so với tầm tổng quan của cả vũ trụ thôi, ý là cũng không gần lắm), các nhà khoa học mãi mới phát hiện được ra Dragonfly 44 bởi nó quá tối.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một “thiên hà ma”, có được một khối lượng bằng với thiên hà của chúng ta nhưng điểm đặc biệt là chúng được cấu thành hoàn toàn từ vật chất tối.
Với tên gọi Dragonfly 44, thiên hà này được xác định là gần như hoàn toàn làm từ vật chất tối, một thứ vật chất bí ẩn và nhiều phần vẫn là một lý thuyết vật lý, thứ tạo nên 27% vũ trụ này nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa được tận mắt nhìn thấy chúng.
Dù rằng thiên hà này khá gần với chúng ta (gần so với tầm tổng quan của cả vũ trụ thôi, ý là cũng không gần lắm), các nhà khoa học mãi mới phát hiện được ra Dragonfly 44 bởi nó quá tối.
Cuối cùng thì sau cả thập kỷ, năm ngoái ta cũng đã có được những hình ảnh về thiên hà này. Nằm trong nhóm thiên hà Coma, Dragonfly 44 nằm cách chúng ta 330 triệu năm ánh sáng.
Khi quan sát kĩ hơn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng đây không chỉ là một bộ sao đơn thuần, thay vào đó chúng là một thiên hà ma được tạo nên bởi vật chất tối, với số lượng vật chất tối lên tới 99,99%, thứ vật chất bí ẩn vẫn tồn tại trong vũ trụ này.
Dù vậy Dragonfly 44 cũng có những ngôi sao bình thường của riêng mình, nhưng với lượng vật chất tối dày đặc như vậy, có vẻ như thiên hà của chúng ta có nhiều sao hơn thiên hà ma kia vài trăm lần.
Các nhà thiên văn học tìm ra thiên hà kỳ lạ này khi theo dõi các ngôi sao chuyển động trong không gian, đường đi của chúng dường như bị ảnh hưởng bởi một thứ vật chất gì đó không giống với những đo đạc thông thường.
Giáo sư Pieter van Dokkum, một trong những người từ đội ngũ nghiên cứu tại Đại học Yale nói rằng: “Chuyển động của các ngôi sao này cho ta biết rằng có bao nhiêu vật chất đang tồn tại tại đó. Không cần biết là dạng vật chất gì nhưng chắc chắn một thứ gì đó đang tồn tại trên đó”.
“Trong thiên hà Dragonfly, các ngôi sao chuyển động rất nhanh. Điều đó tạo nên một sự không nhất quán trong hoạt động của vũ trụ”.
Điều đó gợi ý rằng có một lực hấp dẫn gì đó cần thiết để níu giữ toàn bộ thiên hà này lại, nhưng khối lượng thường hiện hữu trong một thiên hà lại không nằm tại Dragonfly.
Các nhà khoa học ở Đài thiên văn Keck đặt tại Hawaii đã tìm ra thiên hà này và đã thông báo sự việc qua tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Họ nói thêm rằng trên vũ trụ kia chắc chắn sẽ còn những thiên hà ma khác đang chờ chúng ta khám phá.
Hình ảnh tưởng tượng của vật chất tối - dark matter.
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Roberto Abraham từ Đại học Toronto nói rằng “Chúng tôi không hiểu được cơ chế hình thành một thiên hà như Dragonfly 44 như thế nào”.
Vật chất tối có lẽ vẫn là bí ẩn lớn nhất vũ trụ này. Các nhà khoa học chỉ biết được rằng chúng PHẢI tồn tại để tạo nên vũ trụ này, bởi các phép tính với từng nhân tố quan trọng trong vũ trụ đều yêu cầu điều đó, nhưng chúng ta vẫn không thấy được vật chất tối tận mắt, mọi cố gắng để phân tích hay tái tạo vật chất tối đều thất bại cho tới giờ.
Nhưng phát hiện mới về một thiên hà ma, thiên hà chứa tới 99,99% vật chất tối mang tên Dragonfly 44 sẽ cho vén màn cho chúng ta thêm những bí mật về thứ bí ẩn nhất vũ trụ này.
Mục tiêu hiện tại của các nhà khoa học là tìm được ra một thiên hà ma gần hơn Dragonfly để có thể nghiên cứu được dễ dàng hơn. Dù rằng ước tính 27% vũ trụ được cấu tạo bởi chúng nhưng vì vật chất tối không phản chiếu ánh sáng hay không thể nhìn thấy được bằng bất cứ cách nào, thông tin chúng vẫn mờ mịt như chính bản thân chúng vậy.
Con số 27% đó vẫn là ít khi so với năng lượng tối khi chúng chiếm tới 68% thành phần cấu thành vũ trụ, đó là thứ lực phản hấp dẫn đang đẩy các thiên hà ra càng ngày càng xa hơn và nhanh hơn. Nhưng từng đó là quá đủ bí ẩn cho một ngày rồi, ta cần thêm những nghiên cứu để có thể hiểu hơn được vũ trụ bao la này.
Tham khảo Independent
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon