Các nhà nghiên cứu mới đây đã thành công trong việc tái hiện lại hình ảnh của virus Zika và mở ra hy vọng cho vắc xin phòng chống loại virus này
Gần đây, các nhà khoa học đã công bố hình ảnh của loại virus gây nên sự tàn phá khủng khiếp tại Nam Mỹ và khu vực Caribbean. Hình ảnh về cấu trúc cơ thể trông gần giống nguyên tử của virus Zika có thể giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị kháng vi rút và vắc xin hiệu quả.
Zika được phát hiện lần đầu tại Uganda vào năm 1947 nhưng vào thời điểm đó, loại virus này không được xem là nguy hiểm. Người ta vẫn coi zika như một căn bệnh nhiệt đới thông thường. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi vào tháng 10 năm ngoái, virus Zika đã bắt đầu lây lan tại Brazil và nhiều khu vực khác. Loại virus do muỗi truyền này được coi là nguyên nhân cho chứng nhỏ đầu – một chứng bệnh ở trẻ sơ sinh khi phần não của thai nhi trở nên nhỏ một cách dị thường. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới hội chứng Guillaine Barre biểu hiện bằng bệnh lý liệt tạm thời.
Hình ảnh mới công bố về virus Zika
Trong vòng vài tháng qua, các nhà khoa học vẫn đang loay hoay đi tìm câu trả lời cho loại virus này. Trong một khám phá mới nhất, một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Purdue đã lần đầu tiên hiển thị hóa thành công cấu trúc của virus Zika. Những thông tin về virus Zika có thể được tìm thấy trên tạp chí Science. Hình vẽ dưới dạng các nguyên tử này thể hiện bề mặt của virus Zika có thể giúp các nhà khoa học tìm ra hướng điều trị và vắc xin cho các chứng bệnh liên quan.
“Đột phá khoa học này không chỉ quan trọng với công tác nghiên cứu cơ bản giúp cải thiện sức khỏe con người mà cũng thể hiện sự ứng phó kịp thời với vấn đề bức thiết trên phạm vi toàn cầu”, phát biểu của trưởng nhóm nghiên cứu Mitch Daniels trong một tuyên bố. “Nhóm nghiên cứu tài năng này đã gúp giải một bài toán khó trong thời gian ngắn. Nghiên cứu của họ đã được ứng dụng trong việc sản xuất vắc xin và điều trị để ngăn chặn sự lây lan của virus Zika”.
Các nhà khoa học tại đại học Purdue gồm Richard Kuhn, Michael Rossmann và đồng sự đã phác họa lên hình vẽ của một phần tử virus Zika trưởng thành, sử dụng công nghệ cryo-electrion trên kính hiển vi. Sau khi làm đông một nhóm virus Zika, các nhà khoa học làm nóng một luồng điện từ năng lượng cao thông qua ví dụ để tạo nên 10 triệu hình ảnh siêu nhỏ của các điện cực. Phương pháp này cho phép họ tạo nên hình ảnh 3D hợp nhất với độ phân giải cao của virus Zika. Thông thường, các nhà nghiên cứu thường sử dụng tinh thể học tia X để hữu hình hóa virus. Tuy nhiên, công nghệ mới này giúp xử lý hình ảnh nhanh hơn và chính xác hơn.
Điều đầu tiên khiến các nhà khoa học chú ý là sự tương đồng với các loại khác trong nhóm flavivirus- nhóm virus lây truyền từ động vật (chủ yếu là muỗi) sang người như virus Dengue, nhóm các virus gây viêm não (West Nile) và sốt vàng da. Giống như các flavivirus khác, virus Zika là virus RNA được bao bọc bởi một lớp màng dày bên trong lớp vỏ protein đa diện. Đây thực sự là một tin tốt khi các nhà khoa học không chỉ tìm ra cách phòng chống virus Zika mà còn mở ra cơ hội cho nhiều căn bệnh khác như viêm não, virus Dengue.
Virus Zika là nguyên nhân cho chứng nhỏ đầu của trẻ sơ sinh khu vực Nam Mỹ
Tuy nhiên, hình ảnh phần tử của virus Zika đã chỉ ra một sự khác biệt trong lớp protein bề mặt, được gọi là E glycoprotein. Có khoảng 180 các giác hút mọc trên bề mặt của phần tử, cho phép virus bám vào một vài tế bào cơ thể nhất định, bao gồm các kháng thể và vật chủ. Những giác hút này cũng xuất hiện trên virus Dengue nhưng những đặc điểm khác biệt của protein E glycoprotein ở Zika có thể giải thích tại sao nó có khả năng tấn công các tế bào thần kinh cho sự phát triển não bình thường ở trẻ sơ sinh.
"Nếu những đặc điểm này hoạt động tương tự ở virus Dengue và có khả năng bám vào các tế bào cơ thể, đây có thể sẽ là một dấu hiệu tốt để ngăn chặn căn bệnh”, Rossmann lưu ý. “Trong trường hợp xảy ra, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra một chất ức chế nhằm kìm hãm đặc tính này và giúp virus không thể xâm nhập vào tế bào thể”.
Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ phát triển loại vắc xin nhắm vào glycoprotein. Họ hy vọng sẽ tìm ra được nhiều giải pháp và ứng dụng hơn nữa để phát triển các biện pháp trị liệu hiệu quả cho những virus như Zika.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon