TPO - Miệng núi lửa khổng lồ Batagay ở Siberia được người dân địa phương mệnh danh là "cổng vào thế giới ngầm" đang tiếp tục phát triển lớn hơn, cảnh quay bằng máy bay không người lái vừa tiết lộ.
- Voi không có kẻ thù tự nhiên và không bị ung thư, tại sao không có con nào có thể sống đến lúc chết già một cách tự nhiên?
- Vì sao xoong nồi thường xuất hiện những vệt loang cầu vồng, chúng có độc không?
- Quả bóng phun ra từ miệng lạc đà dùng để làm gì?
- Vì sao những người bỏ mạng trên đỉnh Everest sẽ phải nằm tại đó mãi mãi?
- Hồi sinh giun tròn đông cứng suốt 46.000 năm trong băng vĩnh cửu
Đoạn phim, được phát hành gần đây, mang đến cho người xem cái nhìn toàn cảnh về miệng núi lửa Batagay (hay còn gọi là Batagaika), được coi là vùng trũng băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới.
Bao phủ khoảng 0,8 km2 - tương đương với diện tích của khoảng 145 sân bóng đá – “vết sẹo” sâu cắt qua vùng rừng phía đông Siberia có thể là do nạn phá rừng trong những năm 1940. Điều này dẫn đến xói mòn, sau đó làm trầm trọng thêm sự tan chảy theo mùa của lớp băng vĩnh cửu và tạo ra một megaslump, miệng núi lửa khổng lồ trong lòng đất.
Bởi vì lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này bao gồm 80% là băng, một lượng lớn trầm tích tan chảy buộc trên sườn đồi sụp đổ, để lộ một khu vực trông giống như một vết rạch khổng lồ cắt ngang qua Cộng hòa Sakha của Nga.
Trong những năm qua, hình ảnh vệ tinh cũng đã xác nhận rằng megaslump đã tăng kích thước. Nó đã để lộ những tàn tích đóng băng hàng chục nghìn năm, có niên đại từ thời Trung Pleistocen, kết thúc cách đây 126.000 năm.
Trong một nghiên cứu, sự tan chảy này cho phép các nhà khoa học tiếp cận với khu vực đã bị đông lạnh trong khoảng 8.000 năm, mang đến cho các nhà nghiên cứu cái nhìn sâu sắc mới về động vật và thực vật từng sinh sống trong khu vực này.
Các nhà khoa học không chắc chính xác miệng núi lửa đang mở rộng nhanh như thế nào. Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng, trong vài năm qua, nó đã tăng từ 20 và 30 m tại một số điểm nhất định, theo NDTV, một đài truyền hình ở New Delhi.
Alexey Lupachev, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Các vấn đề Hóa lý và Sinh học của Khoa học Đất tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với Ruptly.tv: "Đây là một điều rất hiếm gặp. Đây là một sự độc đáo của tự nhiên, cho phép chúng ta xem lịch sử của Trái đất trong khoảng thời gian nửa triệu năm được bảo tồn trong lớp băng vĩnh cửu".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon