Thế giới đang ‘bán’ giấc mơ siêu AI: Sẽ trị giá 990 tỷ USD vào năm 2027, chi phí cho 1 siêu trung tâm dữ liệu có thể lên đến 10-25 tỷ USD trong vòng 5 năm
Bất chấp rủi ro tiềm ẩn, thế giới đổ xô làm siêu AI với trí tuệ vượt xa bộ não con người.
- NVIDIA công bố PUBG Ally, một đồng đội AI có thể giúp game thủ PUBG “ăn cơm gà” dễ dàng
- Lợi ích bất ngờ của AI: khai tử những dòng máy tính giá cao nhưng chỉ có RAM 8GB
- Thu của người dùng đến hơn 5 triệu đồng mỗi tháng, OpenAI vẫn đang lỗ nặng với gói ChatGPT Pro
- Kỳ lạ mô hình AI mới của Trung Quốc, được ca ngợi là siêu thông minh nhưng liên tục khẳng định mình là ChatGPT
- Startup AI Trung Quốc làm choáng váng thế giới: Ra mắt mô hình AI mới, mạnh ngang ChatGPT, có thể chấm dứt cơn khát GPU NVIDIA cao cấp của Trung Quốc
Đầu năm 2024, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Thụy Sĩ, một số giám đốc điều hành đã bày tỏ kỳ vọng của mình về một loại AI ngang bằng hoặc thậm chí vượt xa trí tuệ con người. Hình thù siêu trí tuệ nhân tạo này (hay còn được gọi là ASI) ra sao, được áp dụng như thế nào,...khi ấy vẫn còn là điều bí ẩn.
ASI, được coi là “chén thánh” của AI, có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, dù là cờ vua hay câu đố toán học. Trước lo ngại rằng những dạng AI này có thể định hình lại hoặc phá hủy thế giới, CEO OpenAI Sam Altman trước đây tin rằng đây hoàn toàn là những nỗi sợ phóng đại.
“Nó sẽ thay đổi thế giới ở mức ít nhiều so với những gì chúng ta vẫn tưởng”, Altman phát biểu.
Tuy nhiên sau đó, người đàn ông này đã thay đổi quan điểm về AI kể từ khi công ty của mình là OpenAI bị đưa giới chức đưa vào tầm ngắm. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2023 với ABC News, Altman thừa nhận khá sợ rủi ro mà siêu AI (cao cấp hơn AGI - AI tổng quát) mang lại.
“Chúng ta phải cẩn thận. Tôi nghĩ mọi người nên vui vì chúng tôi sợ điều này”, Altman nói và cho biết bản thân lo ngại khả năng AI được sử dụng cho những “thông tin sai lệch trên quy mô lớn”.
“Khi thế giới tiến gần hơn đến AGI, những rủi ro, căng thẳng sẽ tăng lên”, Altman, CEO OpenAI, nói.
Theo Aidan Gomez, CEO kiêm đồng sáng lập công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Cohere, vấn đề then chốt với AGI là nó vẫn chưa được xác định rõ ràng là công nghệ. “Trước hết, AGI là một thuật ngữ được định nghĩa siêu mơ hồ. Câu hỏi thực sự là chúng ta có thể áp dụng nó như thế nào, đưa vào sản xuất ra sao”.
Lila Ibrahim, giám đốc điều hành phòng thí nghiệm AI DeepMind của Google, cho biết không ai thực sự biết loại AI nào đủ tiêu chuẩn “trí tuệ thông minh”. Ông lưu ý rằng điều quan trọng là phải phát triển công nghệ một cách an toàn.
“Thực tế là không ai biết khi nào AGI sẽ đến”, Ibrahim nói với Kharpal của CNBC. “Chúng tôi đã nhìn thấy những lĩnh vực mà AI có khả năng vượt trội hơn con người. AI có thể hợp tác với con người hoặc được coi như một công cụ. Tôi nghĩ đó thực sự là một câu hỏi mở và không biết phải trả lời thế nào”.
Altman không phải là giám đốc điều hành công nghệ hàng đầu duy nhất lo ngại về rủi ro AI. Marc Benioff, Giám đốc điều hành công ty phần mềm doanh nghiệp Salesforce, cho biết thế giới công nghệ đang thực hiện một số bước để đảm bảo rằng cuộc đua AI không dẫn đến “khoảnh khắc Hiroshima”, nơi máy móc mạnh đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát và quét sạch loài người.
Trước đó, Geoffrey Hinton, được mệnh danh là “cha đỡ đầu của AI”, đã đưa ra cảnh báo rằng các chương trình tiên tiến “có thể thoát khỏi sự kiểm soát bằng cách viết mã của chính mình để tự sửa đổi”.
“Một trong những cách để thoát khỏi kiểm soát là các hệ thống này viết mã máy tính của riêng chúng để tự sửa đổi. Đó là điều chúng ta cần lo lắng”, Hinton nói.
Được biết, việc ông Hinton đã rời bỏ vị trí phó chủ tịch Google vào năm ngoái đã dấy lên nhiều lo ngại về cách công ty giải quyết các vấn đề an toàn và đạo đức AI.
Jack Hidary, Giám đốc điều hành SandboxAQ, cũng bác bỏ quan điểm của một số giám đốc điều hành công nghệ cho rằng AI có thể sắp đạt đến trí tuệ thông minh “chung”. Nhiều hệ thống vẫn cần sự hỗ trợ của con người.
Hồi năm 2023, đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, Elon Musk cùng hơn 1.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã ký một bức thư yêu cầu các biện pháp bảo mật và tạm dừng phát triển các mô hình AI trong bối cảnh công nghệ trí tuệ nhân tạo bùng nổ. Họ lập luận rằng các mô hình AI mạnh mẽ như GPT-4 của OpenAI chỉ nên phát triển nếu dành được sự tin tưởng và kiểm soát được toàn bộ rủi ro.
Đây không phải lần đầu các tinh hoa công nghệ lên tiếng kêu gọi “rào chắn” xung quanh AI - thứ đang ngày càng tinh vi và phát triển mạnh mẽ.
“Đó là một ý tưởng rất hay để làm chậm quá trình phát triển mô hình mới bởi vì nếu AI thực sự tốt, việc chờ đợi hàng tháng hoặc hàng năm cũng chẳng có hại gì, dù sao chúng ta cũng sẽ đi đến đích”, James Grimmelmann, giáo sư về kỹ thuật số cho biết. “Nếu nó có hại, chúng tôi chỉ cần dành thêm thời gian để hoạch định cách đối phó”.
“Hại vẫn hại”, song không gì có thể ngăn cản thế giới khám phá một loại siêu trí tuệ mới. Masayoshi Son, CEO Softbank, đã dự đoán về một tương lai do ASI thống trị bởi chúng thông minh hơn 10.000 lần so với người thông minh nhất hành tinh. Vị tỷ phú này tin rằng mình được đưa đến Trái đất để biến tương lai này trở thành hiện thực.
“SoftBank được thành lập với mục đích gì? Masayoshi Son sinh ra với mục đích gì? Nghe có vẻ lạ, nhưng tôi nghĩ mình sinh ra là để hiện thực hóa ASI. Tôi cực kỳ nghiêm túc về điều đó”, Son nói với các cổ đông tại cuộc họp thường niên tuần trước, theo CNBC và cho biết mọi khoản đầu tư mà ông thực hiện trong suốt sự nghiệp của mình, từ Uber đến Alibaba, đều chỉ là khởi động cho các khoản đầu tư AI.
“ASI là trọng tâm duy nhất của tôi”, ông nói.
Sự tập trung cực đoan vào AI diễn ra sau cam kết thực hiện 5 khoản đầu tư AI quy mô lớn trị giá ít nhất 1 tỷ USD của SoftBank. Son đã hỗ trợ nhiều công ty AI, bao gồm khoản đầu tư 200 triệu đô la vào Tempus AI - startup phân tích dữ liệu y tế vào tháng 4/2024. Ông cũng đặt cược khi hỗ trợ Perplexity AI - một công ty khởi nghiệp tìm kiếm trên internet bằng AI đang thịnh hành với hy vọng cạnh tranh với những công ty khổng lồ như Google.
Trong cuộc họp với các cổ đông, Son nhấn mạnh cơ hội trong lĩnh vực lái xe tự động, robot AI, trung tâm dữ liệu và hơn thế nữa. Theo phong cách thường thấy, sau đó, vị tỷ phú này đã bắt đầu một cuộc thảo luận sâu sắc, chân thành về phong cách đầu tư của mình.
“Hai năm trước, tôi thấy mình già rồi, quãng đời còn lại có hạn song bản thân vẫn chưa làm được gì cả và tôi đã khóc rất nhiều”, Masayoshi Son, CEO Softbank, kể lại cảm giác của mình trong giai đoạn đen tối của SoftBank vào năm 2022 và cho biết hiện tại, mục đích sống đang rõ ràng hơn bao giờ hết. “Đây là thứ tôi sinh ra để làm, để nhận ra ASI”.
Ngoài CEO SoftBank, một loạt ông lớn cũng đang đẩy mạnh xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn. Nguồn tin cho biết Google đang cân nhắc việc thành lập một trung tâm dữ liệu siêu quy mô gần Thành phố Hồ Chí Minh, song hiện từ chối nêu tên cụ thể vì lý do bảo mật. Khoản đầu tư khổng lồ được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích cho Việt Nam - nơi cho đến nay chưa thực sự thu hút được nhiều nguồn vốn nước ngoài đổ vào các trung tâm dữ liệu.
Được biết, các trung tâm siêu quy mô có mức tiêu thụ điện năng tương đương với một thành phố lớn. Một trung tâm dữ liệu siêu lớn với công suất tiêu thụ điện năng 50 megawatt (MW) có thể trị giá từ 300-650 triệu USD, theo ước tính dựa trên dữ liệu từ công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle.
Theo hãng tư vấn Bain & Co., thị trường các sản phẩm liên quan đến trí tuệ nhân tạo toàn cầu đang “phình to” và sẽ đạt 990 tỷ USD vào năm 2027, khi công nghệ này tạo đột phá cho doanh nghiệp và các nền kinh tế. Chi phí các trung tâm dữ liệu lớn hơn có thể tăng từ 1 tỷ USD đến 4 tỷ USD hiện nay lên 10 tỷ USD đến 25 tỷ USD trong vòng 5 năm, khi công suất mở rộng.
“Những thay đổi này dự kiến ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái hỗ trợ các trung tâm dữ liệu, bao gồm kỹ thuật hạ tầng, sản xuất điện và làm mát”, Bain & Co. nhận xét.
Tại Đông Nam Á, Singapore, Malaysia và Thái Lan hiện đang dẫn đầu ngành, đồng thời thu hút được rất nhiều khoản đầu tư lớn từ các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. Vào tháng 5, Google cho biết sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào Malaysia để phát triển trung tâm dữ liệu đầu tiên tại quốc gia này.
Các công ty công nghệ bao gồm Amazon, Nvidia và Alibaba đã cam kết đầu tư vào các trung tâm dữ liệu của Malaysia trong những năm gần đây nhằm khai thác nhu cầu ngày càng tăng về trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây ở Đông Nam Á. Malaysia đang củng cố năng lực trung tâm dữ liệu với tốc độ nhanh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khi nhu cầu điện tiềm năng rơi vào khoảng 850 MW chỉ riêng trong nửa đầu năm 2024.
Johor, tiểu bang phía nam giáp với Singapore, đã thu hút khoảng 50 dự án trung tâm dữ liệu trong suốt 3 năm. Theo công ty nghiên cứu DC Byte, tổng năng lực của các trung tâm dữ liệu tại Johor, bao gồm cả các trung tâm đang được xây dựng hoặc đang trong giai đoạn lập kế hoạch, đã tăng gấp 100 lần trong 5 năm qua.
“Công việc trung tâm dữ liệu mới của tôi được trả lương gấp đôi so với trước đây”, một nhân viên 31 tuổi nói. “Trước đây, ngành dầu khí trả cho các kỹ sư mức lương cao nhất cả nước, nhưng hiện tại các trung tâm dữ liệu cũng đang trả mức thù lao tương đương hoặc cao hơn”.
Là một nhà sản xuất thiết bị điện tử lâu đời kiêm nhân tố quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn, Malaysia từ lâu đã đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu. Năm ngoái, nền kinh tế kỹ thuật số của quốc gia này tuyển dụng hơn 1,2 triệu người và đóng góp khoảng 25% GDP.
Theo: CNBC, BI, Rest of World
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng