Apple đã quá phụ thuộc vào iPhone, trong khi Samsung luôn có một chiến lược dự phòng nếu như mảng smartphone gặp khó khăn.
Nhìn vào biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy rõ Apple phụ thuộc vào iPhone như thế nào. Kể từ khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, người ta đã mặc định gán sự thành công của Apple với những chiếc iPhone. Thoát khỏi cái bóng iPhone, Apple chả là cái gì cả.
Doanh thu theo sản phẩm từng quý trên toàn cầu của Apple (tỷ USD).
Đó là sự thật, bởi khi doanh số iPhone sụt giảm chúng ta có thể thấy Apple bị ảnh hưởng nặng nề đến như thế nào. Hãy nhìn vào biểu đồ doanh thu của Apple và doanh số bán ra của iPhone, có một sự giống nhau đến kỳ lạ.
Đồ thị doanh thu và doanh số iPhone của Apple rất giống nhau, kể từ năm 2011 đến nay.
Trong khi đó, iPad hay máy tính Mac chỉ là những sản phẩm phụ và tô điểm vào bản báo cáo tài chính của Apple. Trên thực tế những sản phẩm này không quá ảnh hưởng đến doanh thu của Apple, thậm chí có lúc doanh thu Apple tăng trưởng mạnh khi doanh số iPad sụt giảm thê thảm.
“Thành bởi iPhone, bại bởi iPhone”, đó là những gì người ta nhận xét về Apple trong tình hình hiện nay. Đã 2 quý liên tiếp Apple báo cáo sụt giảm về doanh thu, không nói chắc chúng ta cũng có thể đoán nguyên nhân chính là do doanh số iPhone sụt giảm.
iPhone đã đưa Apple lên đỉnh cao, nhưng cũng đã nhấn chìm Apple.
Mặc dù với những chiến lược kinh doanh đại tài của CEO Tim Cook, Apple vẫn có thể kiếm được tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Nhưng nếu như tiếp tục không có sự thay đổi về cả sản phẩm, lẫn những dự án mới, một Apple chỉ sống dựa vào iPhone sẽ không thể tồn tại được mãi mãi.
Thế giới công nghệ có một quy tắc vô cùng khắc nghiệt, đó là nếu không thay đổi đồng nghĩa với chết. Ngay cả khi bạn thay đổi, nhưng quá chậm thì bạn cũng chết. iPhone của Apple đang như vậy, thay đổi quá chậm và khiến cho Apple phải trả giá bằng kết quả kinh doanh yếu kém.
Đã đến lúc cần phải học tập Samsung
Có thể nói tình cảnh hiện nay của Apple rất giống với Samsung 2 năm trước đây, lúc đó hãng smartphone Hàn Quốc vừa ra mắt “bom tấn” Galaxy S5. Thế nhưng chiếc smartphone này không có nhiều sự thay đổi, dẫn tới việc doanh số sụt giảm và Samsung lâm vào tình cảnh khó khăn.
Mảng kinh doanh smartphone của hãng điện thoại hàng đầu thế giới Samsung bị ví giống như một đống bùn lầy. Bởi thực tế, Samsung vẫn không thể tìm ra được lối thoát cho mảng smartphone của mình.
Samsung đã từng gặp rất nhiều khó khăn với mảng smartphone, trong năm 2014 -2015.
Tuy nhiên trong tình cảnh mà mảng kinh doanh cốt lõi là smartphone gặp rất nhiều khó khăn, Samsung đã biết cách để giúp mình không bị chìm trong đống bùn lầy đó. Thứ đã giúp Samsung vực dậy tình hình kinh doanh trong thời khắc đen tối đó chính là mảng sản xuất vi xử lý.
Trong Q4/2014, khi mà Samsung sụt giảm nghiêm trọng cả doanh thu lẫn doanh số smartphone. Chính mảng sản xuất vi xử lý đã đem về lợi nhuận kỷ lục 2,7 nghìn tỷ Won (2,4 tỷ USD), mặc dù không phải là nhiều so với sự sụt giảm của mảng smartphone nhưng đã giúp Samsung vực dậy tình hình kinh doanh.
Đó cũng là lý do mà Samsung bắt đầu tập trung vào việc sản xuất vi xử lý cho Apple trong năm tiếp theo. Samsung đã dạy cho chúng ta một bài học, đó là đôi khi cuộc đời thay đổi theo cách mà chúng ta không hề muốn, vì vậy điều cần làm là luôn thích nghi để tồn tại chứ không phải giữ một suy nghĩ bảo thủ rằng mình luôn luôn đúng.
Chuyển hướng tập trung vào sản xuất chip xử lý cho các nhà sản xuất khác như Apple, đã giúp Samsung tồn tại qua khó khăn.
Việc chấp nhận tạm thời từ bỏ mảng smartphone để tập trung vào sản xuất chip xử lý, linh kiện và màn hình cho các hãng khác, chính là một chiếc lược đúng đắn giúp Samsung có thể tồn tại trong thời kỳ khó khăn. Sau 2 năm, đến nay mảng smartphone của Samsung đã được hồi sinh và có thể coi là thành công nhờ bộ đôi Galaxy S7/S7 edge.
Không chỉ Samsung, rất nhiều công ty công nghệ trên thế giới cũng đang cố gắng phát triển 2 mảng kinh doanh mũi nhọn song song nhau. Đề phòng một mảng kinh doanh gặp khó khăn, thì công ty cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Microsoft, Google hay Amazon đều đang hướng đến điện toán đám mây bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi của mình. Samsung, LG thì nghiên cứu và sản xuất linh kiện, màn hình cho các hãng khác, bên cạnh đó còn có cả mảng thiết bị điện tử.
Apple vẫn đang loay hoay tìm một hướng đi khác, để không còn phụ thuộc vào iPhone.
Trong khi đó, Apple vẫn chỉ có iPhone. Mặc dù Apple đã đổ rất rất nhiều tiền vào R&D, để cố gắng tìm ra một sản phẩm mũi nhọn mới, một hướng đi mới. Nhưng cho đến nay, những thứ như xe điện tự lái, công nghệ thực tế ảo tất cả vẫn chỉ dừng ở mức tin đồn.
Đã đến lúc để Apple học tập Samsung và các công ty công nghệ khác, để có thể sống khỏe ngay cả khi iPhone “chết”. Thật sự, tôi cũng không biết phải gọi Apple là “nhà sản xuất…” hãy “hãng công nghệ…” gì nếu họ không còn có iPhone.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng