Tay chữ V mà các mẹ hay dùng khi chụp tự sướng có thể được dùng trong việc nhận dạng khủng bố
Chỉ cần nhìn 2 ngón tay, các nhà khoa học cũng có thể xác định được danh tính con người.
Mỗi thời đại đều có một hình ảnh mang tính biểu tượng. Một trong những hình ảnh đáng sợ trong thế kỷ 21 là cảnh một người đàn ông mặc áo rằn ri đứng giữa sa mạc một tay giơ cao làm dấu chữ V ngay bên cạnh thi thể những nạn nhân phương Tây mà họ vừa hành quyết. Trong hầu hết các hình ảnh, mặt và đầu của những thủ phạm đều được che kín bằng khăn hoặc mũ trùm đầu.
Do vậy, các cơ quan hành pháp và quân sự phải xác định những tên khủng bố này theo những cách khác, chẳng hạn như nhận dạng giọng nói. Tuy nhiên, chẳng dễ gì thu thập được giọng nói của chúng và phân tích giọng nói thu được cũng không hề đơn giản. Vì vậy, các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm một phương thức mới.
Mới đây, Ahmad Hassanat tại Đại học Mu'tah ở Jordan cùng một số đồng nghiệp đã tuyên bố rằng họ tìm thấy một phương pháp mới, rất hiệu quả trong việc nhận dạng những kẻ khủng bố. Phương pháp của họ là nhận dạng qua dấu tay chữ V độc nhất vô nhị của mỗi con người. Kích thước ngón tay và góc giữa các ngón tay trên bàn tay con người có thể được sử dụng như một biện pháp sinh trắc học có hiệu quả chẳng kém gì dấu vân tay.
Ý tưởng sử dụng các góc hình học trên bàn tay như một đặc điểm nhận dạng chẳng mới mẻ gì. Nhiều nhà nghiên cứu nhận ra rằng hình dáng bàn tay rất khác nhau giữa các cá nhân có thể được dùng để nhận dạng nếu các chi tiết có thể được đo lường một cách chính xác.
Tuy nhiên, rất khó để nhận dạng một con người chỉ dựa trên một phần của bàn tay: "Xác định một con người bằng một phần nhỏ của bàn tay là nhiệm vụ đầy thử thách và theo chúng tôi biết nó chưa bao giờ được thực hiện", Hanssanat và đồng nghiệp chia sẻ.
Nhóm này, bắt đầu nghiên cứu bằng cách nhờ 50 người đàn ông và phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau thực hiện dấu tay hình chữ V bằng bàn tay phải của họ và chụp ảnh nhiều lần trên nền màu đen bằng một chiếc smartphone có camera 8 MP để tạo ra cơ sở dữ liệu với 500 bức ảnh.
Câu hỏi quan trọng được đặt ra là có bao nhiêu thông tin có thể được trích xuất ra từ những bức ảnh này có thể được dùng để hỗ trợ việc xác định danh tính. Hassanat và đồng nghiệp chia sẻ rằng rất nhiều hình ảnh thực tế có độ phân giải thấp làm hạn chế lượng thông tin có thể thu thập được.
Vì vậy, họ chỉ tập trung vào điểm kết thúc của hai ngón tay, điểm thấp nhất của khe giữa chúng và hai điểm trong lòng bàn tay.
Nhờ vậy, họ có thể phân tích nhiều hình tam giác khác nhau giữa các điểm, kích thước tương đối của chúng và góc mà chúng tạo ra...
Họ cũng sử dụng một phương pháp thứ hai nhằm phân tích hình dạng của bàn tay bằng một số biện pháp thống kê. Kết hợp hai phương pháp này, họ tạo ra tổng số 16 đặc điểm có thể được sử dụng trong việc nhận dạng.
Sau đó, họ sử dụng 2/3 số ảnh để đào tạo một thuật toán máy học có thể nhận biết sự khác biệt giữa các dấu tay chữ V và sử dụng số hình ảnh còn lại để tiến hành thử nghiệm hiệu quả của thuật toán.
Kết quả khá thú vị. Hassanat cho biết trong một số trường hợp những kỹ thuật kết hợp giúp họ phân biệt những người trong cơ sở dữ liệu với độ chính xác hơn 90%. "Cách tiếp cận này có tiềm năng lớn trong việc nhận dạng những kẻ khủng bố nếu dấu tay chữ V là bằng chứng duy nhất xác định họ", Hassanat nói.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đầu tiên, tập dữ liệu được thử nghiệm là rất nhỏ, Hassanat và nhóm của anh sẽ phải chứng minh rằng phương pháp của họ có thể hoạt động ổn định trên quy mô lớn hơn. Thứ hai, khả năng tính nhận nhầm vẫn chưa được phân tích chi tiết. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu thuật toán của họ nhận nhầm người.
Tất nhiên, đó cũng là những vấn đề mà Hassanat đang tìm cách khắc phục. Chắc chắn, trong tương lai họ sẽ có nhưng cải tiến. Nhóm của Hassanat đang muốn đưa thêm một số thông tin khác như chiều rộng và chiều dài ngón tay vào quá trình phân tích.
Tất nhiên, nhận ra ai đó bằng một dấu tay chữ V không có nghĩa là chúng ta xác định được danh tính của người đó. Để xác định danh tính, cơ quan hành pháp cần kết hợp các thông tin này sẽ phải được với những dữ liệu khác. Tuy vậy, nghiên cứu này cho thấy áp lực phải xác định những tên tội phạm trong thế kỷ 21 đã khai sinh ra một số kỹ thuật sinh trắc học sáng tạo hơn.
Tham khảo Technologyreview
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bị chê mặt già hốc hác, triệu phú 47 tuổi tiêm mỡ lên mặt để trẻ lại tuổi 18 và cái kết không còn ai nhận ra
Cuối cùng, các bác sĩ đã tư vấn cho anh ấy một "liệu pháp" đơn giản hơn, đó là ăn nhiều để béo lên.
Trải nghiệm JBL Tour Pro 3 mới: Quá nhiều tính năng, hộp sạc cảm ứng tiện lợi hơn, đắt nhưng xắt ra miếng