Hôm thứ Hai (9/12), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định đóng cửa hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti và Đài tiếng nói nước Nga để thành lập một hãng tin mới có tên "Nước Nga ngày nay". Tại sao ông Putin lại có quyết định đột ngột như vậy?
Có vẻ như những gì Tổng biên tập RIA Novosti, bà Svetlana Mironyuk, đã phát biểu với nhân viên cho thấy việc đóng cửa hãng tin này liên quan đến tiền bạc tốn kém. Bà Mironyuk đã chảy nước mắt khi nói với nhân viên RIA Novosti vào hôm quyết định của ông Putin đến với họ rằng chính phủ đã chi "gần 1 tỷ USD trong hơn 10 năm qua" để xây dựng nên "cơ quan báo chí tốt nhất ở Nga" mà nay bỗng nhiên bị giải tán. Hãng tin RIA-Novosti được thành lập từ năm 1941 ngay sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô. Tính đến nay, RIA-Novosti có phóng viên thường trú ở 45 nước, cung cấp tin tức bằng 14 ngôn ngữ.
Do vậy mà hãng tin Bloomberg của Mỹ đã "dịch" thông điệp phía sau quyết định đóng cửa RIA Novosti của ông Putin rằng: Tuyên truyền không thể phảng phất hoặc rụt rè. Nó phải là thẳng thừng và đánh mạnh. Và nó cũng không nên tốn kém quá nhiều.
Trong khi đó, cũng theo Bloomberg, tham vọng của bà Mironyuk là rất đắt đỏ. Hãng tin này trả lương nhân viên (hơn 1.700 người) cao hơn hẳn mặt bằng chung của các hãng báo tư nhân. Còn quyết định của ông Putin lại nhắc đến sự cần thiết cắt giảm chi phí. Dưới sự lãnh đạo của Dmitri Kiselyov, người dẫn chương trình vừa được bổ nhiệm làm tổng biên tập hãng tin Nước Nga ngày nay, hãng tin mới này sẽ tập trung vào chuyển tải thông điệp ủng hộ ông Putin tới khán giản nước ngoài. Các dự án của RIA Novosti nhằm vào thị trường nội địa sẽ bị thu hẹp hoặc chấm dứt.
Theo Wall Street Journal, chi phí cho RIA Novosti hoạt động vào khoảng 89 triệu USD/ năm. Con số này quá nhỏ so với 50 tỷ USD mà chính phủ Nga sẵn sàng chi cho 3 tuần Thế vận hội Mùa đông sắp diễn ra ở Sochi.
Cho nên, ngoài lý do chi phí, báo chí phương Tây còn cho rằng RIA Novosti bị đóng cửa là bởi vị tổng biên tập nổi tiếng tự do, thân phương Tây. Còn Tổng biên tập Nước Nga ngày nay là người thân tín của ông Putin, sẽ giúp Nga truyền tải quan điểm của mình tới công chúng và thế giới theo cách mà Kremlin muốn.
Theo Thanh Xuân
Vnreview.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?