(GenK.vn) - Tại sao điều đó chỉ xảy ra với bạn mà không phải là người khác?
Bạn lái xe đến chỗ làm trong giai điệu đầy sôi động của bài hát “Baby one more time” của Britney Spears. Cùng lúc bạn lùi vào chỗ đỗ xe, đoạn điệp khúc “Oh baby, baby” vang lên. Bạn cứ thế ngồi ngâm nga tại ghế ngồi. Bạn hát trên đường vào nhà vệ sinh. Bạn gõ nhịp bài hát lên bàn họp suốt cả buổi họp sáng. Khi chuông đồng hồ hết giờ làm điểm, đồng nghiệp nhìn bạn với ánh mắt như thể bạn vừa rơi từ sao Hỏa xuống.
Tại sao những giai điệu đó cứ lởn vởn trong đầu của chúng ta? Các chuyên gia cho rằng thủ phạm chính là những con sâu tai (“earworms” hoặc “ohrwurms”, theo tiếng Đức). Không hẳn là những con côn trùng thực sự chui vào tai và đẻ ra những quả trứng âm nhạc trong đầu bạn, hay những vật kí sinh cư trú trong đầu và gây ra những kích thích khó chịu lên bộ não – chúng thực chất là một nhu cầu của bộ não cần điền vào những chỗ trống trong giai điệu một bài hát
Khi chúng ta nghe một bài hát, nó kích thích vùng vỏ não thính giác của bộ não. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Dartmouth phát hiện ra rằng khi họ bật một phần của bản nhạc quen thuộc cho các đối tượng nghiên cứu nghe, vùng vỏ não thính giác của họ tự động điền đầy đủ phần còn lại – nói theo cách khác, não bộ của họ tiếp tục “hát” bài hát đó kể cả khi nó đã kết thúc. Bộ não của bạn giờ đây chịu một kích thích liên tục, và cách duy nhất chấm dứt tình trạng này là lặp đi lặp lại bài hát trong đầu. Không may là, giống như vết muỗi cắn, càng gãi càng ngứa, và nó tiếp tục đến khi bạn bị mắc kẹt trong vòng bài hát luẩn quẩn không dứt.
Có rất nhiều lý thuyết để giải thích hiện tượng những bài hát mắc kẹt trong đầu chúng ta. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những bài hát này giống như những suy nghĩ mà chúng ta muốn bỏ ra khỏi đầu. Nhưng ta càng cố gắng không nghĩ về chúng thì càng vô ích. Những chuyên gia khác lại cho rằng những con sâu tai này đơn giản là một cách để não bộ bận rộn khi chúng không có việc gì làm. Cũng vì có nhiều cách giải thích, nhiều tên gọi được đặt cho hiện tượng này như "repetunitis" hay "melodymania."
Vậy tại sao một số bài hát lởn vởn trong đầu chúng ta mà không phải của những người khác?
Loại bỏ những con sâu tai
James Kellaris, một giáo sư ngành nghiên cứu thị trường tại Đại học Quản lý Kinh doanh Cincinnat, đã thực hiện nhiều nghiên cứu về hiện tượng này, và ông phát hiện có đến 99% trong số chúng ta là nạn nhân của chúng vào một lúc nào đó. Kellaris cho biết phụ nữ, nhà soạn nhạc và những người bị loạn thần kinh, mệt mỏi hay stress dễ bị mắc hơn cả. Với các nhà soạn nhạc, điều này là dễ hiểu vì họ phải nghe nhạc liên tục, nhưng Kellaris không rõ tại sao phụ nữ lại dễ bị làm phiền bởi sâu tai.
Các nhà nghiên cứu cũng không thể lý giải vì sao một số bài hát dễ kẹt trong đầu chúng ta hơn là những người khác, nhưng thực tế là mỗi người có những giai điệu làm họ phấn khích riêng. Thường những bài hát có giai điệu đơn giản; dễ nhớ, lời bài hát lặp đi lặp lại; và một nốt phá cách hoặc giai điệu khác thường – là những yếu tố chính (giống như những ca khúc của Chili, “I want my baby back baby back baby back ribs" jingle, được Kellaris đưa vào danh sách những bài hát dễ “mắc kẹt” nhất).
Đa phần (74%) dính với bài hát do phần lời, còn thể loại jingles (15%) và bài nhạc không lời (11%) cũng rất khó để rũ bỏ khỏi đầu. Những bài hát làm chúng ta lẩm nhẩm là lý do để những công ty thu âm và các nhà quảng cáo ăn mừng, họ chính là những người run lên vì sung sướng khi khán giả không thể gạt bỏ những bài hát của họ ra khỏi đầu.
Trái với những suy nghĩ thường thấy, chúng ta không lặp lại những bài hát mà chúng ta ghét bỏ. Trong một nghiên cứu thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Bucknell, hơn một nửa số sinh viên đánh giá những bài hát lởn vởn trong đầu của họ là bài hát họ thích, 30% đánh giá trung tính. Chỉ có 15% số bài hát này không phải bài hát họ thích.
Làm sao để loại bỏ những bài hát ra khỏi đầu của bạn?
Thật không may là không có cách nào thật sự hiệu quả để làm việc này. Những bài hát đó cứ lởn vởn trong đầu bạn một vài phút hay thậm chí nhiều ngày – đủ lâu để làm một người tỉnh táo nhất cũng thấy phát khùng. Hầu hết những con sâu tai này thậm chí tự “chui ra”, nhưng nếu một bài hát dằn vặt bạn đến mức phát điên thì những lời khuyên sau đây có thể sẽ có ích:
1. Hát một bài hát hay chơi một đoạn nhạc khác.
2. Chuyển sang các hoạt động khiến bạn bận rộn như là tập thể dục.
3. Nghe hết toàn bộ bài hát đó (điều này có thể hiệu quả với một vài người).
4. Bật radio hay CD để não của bạn chuyển sang bài hát khác.
5. Chia sẻ bài hát với một người bạn (nhưng đừng ngạc nhiên nếu người bạn đó chẳng giúp ích gì và họ cũng lại lẩm nhẩm giai điệu của bài hát đó).
6. Hình dung con sâu tai này giống như một sinh vật thực sự đang chui ra khỏi bộ não bạn, và tưởng tượng rằng mình giẫm lên nó.
Đừng lo lắng nếu những bài hát cứ lởn vởn trong đầu của bạn – điều đó không có nghĩa là bạn gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự nghe thấy những âm thanh này (chứ không phải chỉ là nghĩ về nó), thì hãy đến gặp các nhà tâm lý hay các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Đó có thể là dấu hiệu của hội chứng endomusia – một tình trạng ám ảnh ở những người nghe thấy âm nhạc ảo.
Tham khảo: Howstuffworks
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng