Các nhà thiên văn học tại Đài quan sát Paranal đã thành công trong việc sử dụng 4 tia laser có năng lượng cao, đây là một bước tiến lớn trên hành trình khám phá vũ trụ.
Con người khó có thể tạo ra được một ngôi sao trong vũ trụ. Tuy nhiên các nhà thiên văn học có thể tạo ra một hình ảnh của ngôi sao trên bầu khí quyển Trái đất, với độ sáng tương đương với một ngôi sao kích thước lớn ngoài vũ trụ.
Đài quan sát Paranal tại Chile, được điều hành bởi Đài thiên văn Nam Âu , hiện có thể phát ra 4 chùm tia laser năng lượng cao để tạo ra một ngôi sao nhân tạo dẫn đường như vậy. Nguyên nhân gọi đây là ngôi sao nhân tạo dẫn đường là vì mục đích sử dụng của nó, các nhà khoa học muốn sử dụng ngôi sao này để có thể dẫn đường đến nhiều ngôi sao khác trong vũ trụ.
Các nhà khoa học tại Đài quan sát Paranal đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống laser này từ tháng 9 năm ngoái. Vào ngày hôm qua, các nhà khoa học đã sử dụng thành công các tia laser này và đánh dấu một sự khởi đầu mới trong việc tạo ra những ngôi sao mới trong vũ trụ.
Hệ thống laser được gọi là 4 Laser Guide Star Facility (4LGSF), sẽ phóng ra 4 chùm tia laser với năng lượng 22 wat bước sóng 589 nanomet. Mỗi chùm laser có đường kính lên đến 30 cm.
Các nhà khoa học tại Đài quan sát Paranal cho biết 4 chùm tia laser này sẽ tạo ra ngôi sao nhân tạo bằng cách làm cho các nguyên tử Natri trong bầu khí quyển phát sáng, khiến chúng trông giống như những ngôi sao trong vũ trụ.
Các ngôi sao nhân tạo này sẽ bù đắp lượng ánh sáng thiếu hụt do bầu khí quyển của Trái đất, giúp cho các hệ thống kính thiên văn có thể chụp được hình ảnh rõ nét hơn. Nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng quan sát được những ngôi sao ở khoảng cách xa hơn. Việc sử dụng cùng lúc 4 chùm tia laser nhằm kiểm soát sự hỗn loạn trong bầu khí quyển, giúp ngôi sao nhân tạo ổn định hơn.
Tham khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon