SpaceX của Elon Musk chỉ nhận tiền đầu tư rồi phóng tên lửa, vậy doanh thu của công ty này đến từ đâu?
Từng có khá nhiều thắc mắc về việc SpaceX, công ty chuyên nghiên cứu về hàng không vũ trụ của Elon Musk chỉ phóng tên lửa, vệ tinh... vậy họ lấy nguồn doanh thu của mình từ đâu?
SpaceX, công ty phát triển công nghệ hàng không vũ trụ nổi tiếng của tỷ phú công nghệElon Musk được ra đời vào năm 2002 nhằm phục vụ cho việc phát triển kỹ thuật hàng không vũ trụ cho nhân loại. Tính tới nay, SpaceX đã đạt được khá nhiều bước tiến quan trọng như phát triển thành công các loại tên lửa đẩy Falcon 1 và Falcon 9, phát triển tàu không gian Dragon hay mới đây nhất là dự án Internet vệ tinh Starlink...
Khác với Tesla, Elon Musk quyết định trì hoãn IPO cho SpaceX đến khi nào công ty này phát triển xong hệ thống tàu vận tải con người lên sao Hỏa. Kể từ khi thành lập đến nay, SpaceX hoạt động nhờ nguồn gốn tư nhân, trong đó có khoảng 100 triệu USD là của Elon Musk, còn lại là vốn góp từ các quỹ đầu tư như Founders Fund , Draper Fisher Jurvetson... Hoạt động chủ yếu của công ty này là các vụ phóng tên lửa đưa hàng hóa, con người lên không gian.
Doanh thu của SpaceX đến từ đâu?
Câu hỏi tưởng chừng phức tạp này thực chất lại có câu trả lời khá đơn giản, nguồn thu của SpaceX đến từ các vụ phóng tên lửa mà công ty này thực hiện thành công. Nói một cách đơn giản thì phóng thành công càng nhiều tên lửa, doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ càng cao và như hiện tại thì chúng ta thấy rằng SpaceX đang làm rất tốt điều này.
Đa phần chúng ta khi nhắc tới những vụ phóng tên lửa đều cho rằng chúng phục vụ mục tiêu cao cả, nhằm mục đích nghiên cứu khoa học... Do đó, khi nói rằng SpaceX thu được tiền từ những vụ phóng tên lửa này, nhiều người sẽ tỏ ra ngạc nhiên và thắc mắc rằng ai sẽ chi tiền cho các vụ phóng tên lửa như vậy?
Thực tế thì các vụ phóng tên lửa này của SpaceX được thực hiện dựa theo đơn đặt hàng của các chính phủ và tổ chức cá nhân trên thế giới. Danh sách khách hàng của SpaceX khá nhiều với những cái tên như ORBCOMM, MDA Corp, NASA, SES, Thaicom, NSPO, AsiaSat, Loral...
Có khá ít con số tài chính về SpaceX được chia sẻ nhưng tính tới thời điểm năm 2012, khi SpaceX hoàn thành lần phóng tên lửa thứ 40 của mình, doanh thu ước tính của công ty đã đạt hơn 4 tỷ USD. Hai phần ba trong số các vụ phóng tên lửa này được thực hiện theo hợp đồng với các khách hàng thương mại, chỉ một phần ba là thực hiện theo đơn đặt hàng của chính phủ.
Dịch vụ phóng tên lửa của SpaceX mang lại lợi nhuận như thế nào?
Như đã nói ở trên, SpaceX cung cấp dịch vụ phóng tên lửa cho bất kỳ tổ chức, chính phủ nào có nhu cầu đưa phi thuyền, vệ tinh, các gói hàng... lên vũ trụ và tính phí từ dịch vụ này. Thực chất thì SpaceX không phải là đơn vị đầu tiên cung cấp loại hình dịch vụ trên mà đã có rất nhiều đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực này.
Thông thường, các lần phóng tên lửa Falcon Heavy được tính phí khoảng 90 triệu USD. Nếu so sánh với đối thủ cùng ngành là United Launch Alliance (mức chi phí là 100 triệu USD) thì SpaceX đã đưa ra mức chi phí khá cạnh tranh. Theo một ước tính của các chuyên gia khóa học thì bằng công nghệ của mình, SpaceX chỉ thực chỉ khoảng 61,2 triệu USD cho mỗi lần phóng tên lửa Falcon mà thôi.
Bên cạnh dịch vụ phóng tên lửa vận chuyển vệ tinh, các gói hàng, phi hành gia... theo hợp đồng thì SpaceX cũng kiếm được lợi nhuận dựa trên các thỏa thuận nghiên cứu, phát triển khác. Như hợp đồng trị giá 40 triệu USD với Không Lực Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu chế tạo động cơ Raptor Engine cho tên lửa đẩy BFR, dự kiến chuyển giao và ứng dụng cho Không Quân Hoa Kỳ trong tương lai.
Giá trị tiềm năng trong tương lai
Vào giữa năm 2017 vừa qua, SpaceX đã tiếp tục gọi vốn thành công 350 triệu USD và nâng giá trị ước tính của công ty này lên mức 21 tỷ USD cho thấy được sự tin tưởng của giới đầu tư với tiềm năng của công ty này.
Hiện tại, dự án phát triển Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu Starlink của SpaceX đã được FCC phê duyệt và dự kiến phóng 4000 vệ tinh Internet ở tầm quỹ đạo thấp trong 6 năm tới. Theo ước tính thì nếu kế hoạch này thành công, lợi nhuận từ mảng cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh toàn cầu này sẽ vượt xa cả ngành dịch vụ chính mà công ty đang thực hiện hiện nay là triển khai dịch vụ phóng tên lửa. Ước tính lợi nhuận sẽ đạt được từ 15-20 tỷ USD vào năm 2025.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng