Siri lại lập công cứu mạng chủ nhân, lần này là vận động viên leo núi mạo hiểm
Nhiều công trạng của cô trợ lý ảo Siri cứu người đã được nhắc đến khá nổi bật trước đây.
Andrew Cho nổi tiếng với những mà trình diễn cùng chiếc xe đạp leo núi của mình, nhưng điểm đặc biệt ở đây là những thể loại trình diễn đó thực sự không dành cho một chiếc xe đạp leo núi điển hình, chẳng hạn như phóng xe từ mái nhà, nhào lộn ngược... Mọi chuyện chỉ lâm vào tình thế nghiêm trọng thực sự vào một hôm khi anh ở nhà một mình sau khi vừa ăn tối cùng bạn bè xong. Cảm thấy choáng váng trước đó, đến lúc đứng dậy anh bất ngờ ngã khuỵu xuống, tê liệt và không thể cử động từ cổ xuống chân.
Theo thông tin từ GoFundMe về quá trình trợ giúp và điều trị của Cho, khi lâm vào tình trạng nguy hiểm, anh đã đã may mắn dùng hết cố gắng và sức lực có thể, hầu như chỉ là lực tác động từ cằm, để với tới chiếc điện thoại. Sau đó anh dùng lưỡi để kích hoạt Siri và gọi 911, từ đấy nhanh chóng sẽ cứu thương đến và đưa anh vào viện. Mạch máu ở 2 đốt sống C3 và C4 của anh bị tổn thương là nguyên nhân gây nên tình trạng liệt người đó.
Siri ở vụ việc này đã bất ngờ nổi lên như một người hùng. Được biết, đầu năm ngoái, một phụ nữ người Úc cũng đã nhờ đến sự trợ giúp của Siri để gọi cấp cứu khi con của cô bỗng ngừng thở. Năm 2015, một người đàn ông ở Tennessee gọi trợ giúp nhờ Siri khi bị kẹt dưới một chiếc xe tải. Lần khác, một đứa trẻ con cũng đã được Siri giúp gọi 911 vì mẹ của bé bị đập đầu vào bàn và bất tỉnh. Quả thực Siri đang tỏ ra sự hữu dụng của mình trong cuộc sống.
Thực ra vai trò trợ giúp liên quan đến khía cạnh y tế khẩn cấp trong đời sống hằng ngày đã được áp dụng và phát triển từ những năm 1970 bởi Wilhelm Hormann và công ty Liên lạc Quốc tế của mình. Thiết bị khẩn cấp Phone Care của ông có một nút tích hợp sẵn sẽ tự động kết nối đến hệ thống quay số và gửi đi một thông điệp trợ giúp được ghi âm trước đó. Giá thành bấy giờ cho thiết bị là 795 USD.
Hình thức đó ngày nay đã phát triển trở thành các nền tảng nhân diện giọng nói trên nhiều thiết bị nhỏ gọn và tiện dụng hơn nhiều, mở rộng tầm phổ biến đến tất cả mọi người ở mọi địa vị và lứa tuổi. Tất nhiên, vẫn còn đó những hệ thống cảnh báo một nút truyền thống, nhưng lĩnh vực ứng dụng số đang ngày càng chiếm lĩnh vị thế vượt trội hơn nhiều. Như dịch vụ chỉ có giá 6,99 USD/tháng, OnCall Defender Panic Alarm sẽ trang bị cho smartphone của bạn một chức năng thông báo vị trí chính xác khi có nguy kịch. Thay vì phải gọi 911, nó sẽ thông báo trực tiếp cho trung tâm kiểm soát trực nhiệm vụ, như thể là một lựa chọn an ninh luôn ở bên cạnh bạn vậy.
Nếu chủ nhân của smartphone không có khả năng thể hiện bằng lời nói trong hoàn cảnh đó, một vài ứng dụng khác sẽ khai thác chức năng gia tốc kế trên thiết bị. Emergency Fall Detector trên Android là một ví dụ, có thể nhận biết va đập và tự động gọi trợ giúp theo cài đặt sẵn trước đó.
Dù vậy, nhìn chung thì ý nghĩ về việc có một chiếc điện thoại trực chờ bên cạnh như một "bảo mẫu" có thể khiến nhiều tín đồ ưa mạo hiểm cảm thấy tự ái và không cần đến sự xuất hiện của nó...
Tham khảo: Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng