Sếp 'nhà người ta': Từng chi 50.000 USD mỗi năm để mua kẹo cho nhân viên, giờ WFH nên chuyển sang tặng quà và tổ chức tiệc ảo
Công ty đáng mơ ước này thậm chí còn tạo cả một quỹ đầu tư khởi nghiệp để hỗ trợ nhân viên phát triển ý tưởng kinh doanh của riêng mình.
Infragistics là một công ty chuyên xây dựng phần mềm cho các nhà phát triển chuyên nghiệp. Trước đây, mỗi năm công ty này bỏ ra tới 50.000 USD chỉ để mua kẹo cho các văn phòng của mình trên khắp thế giới, để các nhân viên có thể ăn nhẹ trong khi làm việc.
Nhưng hiện nay, phần lớn trong số 250 nhân viên của Infragistics đang làm việc tại nhà. Tất nhiên, công ty đã triển khai chính sách hỗ trợ làm việc tại nhà (work from home - WFH) cho toàn bộ nhân viên tại sáu văn phòng ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Uruguay, Bulgaria và Ấn Độ.
Nhưng, CEO Dean Guida của Infragstics, vẫn thấy chưa đủ.
"Khi nhân viên không đến văn phòng, thật khó để giữ cho mọi người cảm thấy gắn kết với nhau", Guida nói. "Mọi người thực sự đang thiếu và khao khát tương tác xã hội và thể chất".
Một góc "thực sự ấn tượng" cho nhân viên làm việc trong văn phòng của Infragistics.
Guida nói rằng trước khi đại dịch xảy ra, ông và công ty đã làm việc chăm chỉ để tạo ra "một môi trường vật chất thực sự ấn tượng để mọi người làm việc", cùng với một môi trường văn hóa nơi nhân viên cảm thấy thoải mái khi bày tỏ ý kiến, yêu cầu sự giúp đỡ và cộng tác với đồng nghiệp.
Có thời điểm, công ty đã chi khoảng 50.000 USD một năm để mua kẹo cho toàn bộ văn phòng. Nhưng chính sách này đã dừng lại vào năm 2018, sau khi "bộ phận nhân sự thực sự tức giận vì điều này không khuyến khích lối sống lành mạnh", Guida nói.
Do đó, ông cho chuyển sang trái cây và đồ uống miễn phí, đồng thời lập ra một quán cà phê để luôn mang tới cho các nhân viên những bữa ăn "thực sự tuyệt vời".
"Nhưng COVID đã làm rối tung rất nhiều thứ", ông nói thêm.
Nhà ăn của Infragistics
Guida cho biết thị trường dành cho nhân tài công nghệ đã bị thắt chặt trong thời kỳ đại dịch, do đó ông muốn đảm bảo rằng mọi người tại Infragistics vẫn có ý thức về văn hóa và sự thân thuộc. Vì vậy, CEO này đã chuyển đổi các đặc quyền của công ty .
"Trong lĩnh vực công nghệ trước đại dịch, có rất nhiều vụ săn trộm nhân tài diễn ra. Hậu đại dịch, nó thậm chí còn tồi tệ hơn", Guida nói. "Cường độ làm việc của các công ty săn đầu người gần như là điên rồ."
Ông cho biết Infragistics đã chi khoảng 10.000 USD cho các gói chăm sóc nhân viên, bao gồm các mặt hàng như đế lót ly, chăn và tất, đồng thời mua phần mềm có tên Precitate để tạo lại các bữa tiệc văn phòng trực tuyến.
Infragistics đã gửi các gói chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên của mình.
"Phần mềm này mang lại một trải nghiệm trực tuyến, nơi bạn giống như bong bóng bay lơ lửng trong phòng và khi bạn đến gần ai đó, bạn có thể nghe họ nói chuyện", ông nói. "Vì vậy, nó giống như kích thích một bầu không khí tiệc tùng."
Guida cũng nói rằng nhiều nhóm nhân viên đã đăng ký để có thể cùng nhau thảo luận về các chủ đề về gia đình và kế hoạch cuối tuần.
"Nó đã tạo ra kết nối tuyệt vời này, thực sự giúp ích cho việc kinh doanh", ông chia sẻ. "Nó giúp toàn đội tin tưởng mọi người hơn và cảm thấy gắn kết với nhau hơn."
Nhưng ông cũng cho rằng các đặc quyền như gói dịch vụ chăm sóc trên không có nghĩa là chúng có thể thay thế cho các bữa ăn cho 250 người, năm ngày một tuần, như trước kia. Vì vậy, công ty tiếp tục thực hiện một "khoản đầu tư lớn" bằng cách thành lập Quỹ Đổi mới và Phòng thí nghiệm Infragistics. Đây giống như một quỹ khởi nghiệp, mang đến cho nhân viên cơ hội phát triển các ý tưởng kinh doanh của riêng họ.
CEO Dean Guida của Infragistics.
Guida cho biết, chỉ có khoảng 30% nhân viên của Infragistics muốn quay lại văn phòng làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Hai trong số các văn phòng của Infragistics - ở Uruguay và Bulgaria - đang mở cửa. Và khoảng một phần ba nhân viên đang làm việc dưới hình thức cộng tác, một hoặc hai ngày một tuần.
Infragistics đã lên kế hoạch mở lại văn phòng tại Mỹ ở bang New Jersey vào tháng 9, nhưng đã hoãn việc này do sự lan rộng của biến thể Delta. Việc mở cửa trở lại được thiết lập vào đầu tháng 10.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?