Thứ hạng thương hiệu của Samsung đã có sự cải thiện đáng kể với giá trị thương hiệu đứng thứ 6 trong năm 2017, vượt hãng xe hơi Toyota và trở thành thương hiệu có giá trị hàng đầu Châu Á.
Số liệu trích dẫn từ công ty Interbrand, Mỹ mới đây cho thấy, trong số 100 thương hiệu có giá trị nhất trên toàn cầu, có tới 11 công ty Châu Á, đặc biệt Samsung đang là đại diện có vị trí cao nhất, đứng thứ 6/100 công ty có giá trị nhất.
Bất chấp nhiều bê bối liên quan đến Phó chủ tịch Lee Jae –yong hay cháy nổ pin Galaxy Note 7, Samsung đã tăng 1 bậc so với năm ngoái vươn lên vị trí thứ 6, đồng thời vượt hãng xe hơi Toyota. Trước đó hồi năm 2011, giá trị thương hiệu của Samsung chỉ đứng vị trí thứ 17.
Đáng tiếc, sự tăng trưởng vượt bậc của Amazon đã khiến hãng điện tử Hàn Quốc ngậm ngùi rớt khỏi top 5. Các vị trí dẫn đầu vẫn tiếp tục thuộc về Apple, Google và Microsoft.
Các công ty Hàn Quốc đang dần lớn mạnh và gây dựng thương hiệu tốt hơn
Số liệu cũng chỉ ra số lượng các thương hiệu Hàn Quốc đang dần vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ với Nhật Bản.
Giám đốc điều hành Interbrand chi nhánh Nhật Bản, ông Masahito Namiki khẳng định: “Trong 10 năm qua, Samsung đã khởi động nhiều chính sách củng cố thương hiệu. Và những chính sách này cho tới nay vẫn không thay đổi, bất chấp tình trạng hỗn loạn hay các vụ scandal làm giảm sút hình ảnh thương hiệu”.
Samsung có hai bộ phận kinh doanh chiếm vị trí chủ chốt bao gồm bộ nhớ flash và smartphone. Tuy nhiên Namiki khẳng định, để tăng khả năng nhận diện thương hiệu, Samsung cần biết cách gây dựng khái niệm thương hiệu tốt hơn.
Namiki chia sẻ: “Mọi người đều biết Apple có nghĩa là gì. Nhưng điều đó lại không hoàn toàn đúng với trường hợp của Samsung”.
Toyota bất ngờ “xảy chân”, tại sao?
Thương hiệu xe Nhật bản bất ngờ bị tụt xuống vị trí thứ 7 trong danh sách chỉ sau hơn một năm trở thành công ty Châu Á đầu tiên góp mặt trong top 5 thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm doanh số tại thị trường trọng điểm Bắc Mỹ. Ngoài ra, Toyota cũng phải đối mặt với chi phí phát triển xe tự lái ngày một tăng cao.
Dữ liệu phân tích cũng nhấn mạnh, sức mạnh thương hiệu của nhiều công ty Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế, bất chấp quy mô lớn và giá trị vốn hóa thị trường của họ khá cao. Nguyên nhân một phần do phạm vi tiếp cận thương hiệu trên toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn.
Cuối cùng, Interbrand khẳng định, sức mạnh thương hiệu là điều cốt lõi để duy trì thành công trong kinh doanh. Một thương hiệu lớn và uy tín sẽ dễ dàng thu hút nhân tài và thu về giá trị sản phẩm cao hơn. Với mức lợi nhuận lớn, các hãng có thể tiếp tục dùng cho nghiên cứu sản phẩm tốt hơn để củng cố giá trị thương hiệu.
Tham khảo Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon