Cao hơn 3 mét và nặng hơn 6 tấn, voi ma mút lông mịn từng tồn tại từ hơn 10 nghìn năm trước. Do môi trường sống và khí hậu đột ngột thay đổi nên chúng không kịp thích nghi và tuyệt chủng.
Các nhà khoa học thực phẩm của công ty Vow của Úc mới đây đã thu thập đủ thịt của loài voi ma mút này để chế biến một viên thịt băm khổng lồ và trưng bày nó trong một lồng kính tại Bảo tàng khoa học NEMO ở Amsterdam, Hà Lan.
Được biết khác với các loại thịt thông thường - tức là được lấy ra từ cơ thể động vật - lượng thịt ma mút nói trên được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu các protein từ quá khứ này được tuyên bố là đang giúp mở đường tới các loại thực phẩm trong tương lai.
Bình luận với AFP, người đồng sáng lập của Vow Tim Noakesmith lưu ý: "Chúng tôi chọn thịt voi ma mút lông mịn vì nó là biểu tượng của sự mất mát, bị xóa sổ bởi biến đổi khí hậu.
Chúng ta sẽ đối mặt với số phận tương tự nếu chúng ta không làm những điều khác biệt, bao gồm thay đổi các tập quán canh tác quy mô lớn và cách chúng ta ăn uống".
Các nhà khoa học đã xác định trình tự DNA của myoglobin - loại protein quan trọng mang lại hương vị cho thịt voi ma mút, lấp đầy một số khoảng trống trong đó bằng gen của voi Châu Phi - họ hàng gần nhất của chúng và đưa vào trong tế bào cừu trước khi nuôi cấy.
Các nhà khoa học đã nấu chín viên thịt khổng lồ trong lò trước khi làm nâu bên ngoài bằng đèn khò. Dù viên thịt cần phải kiểm tra an toàn trước khi ăn được nhưng Giám đốc khoa học của Vow, ông James Ryan lưu ý: "Nó có hương vị khá giống như thịt cá sấu".
Video giới thiệu về quá trình tạo ra viên thịt voi ma mút lông mịn của Vow.
Chuyên gia về protein thay thế người Anh Christopher Bryant bình luận với AFP rằng trong tương lai chúng ta sẽ không có bất kì lo lắng gì về thịt nuôi cấy:
"Không giống như thịt thông thường - đến từ động vật có thể không vệ sinh, thịt nuôi cấy được sản xuất với độ chính xác cực cao trong các cơ sở sản xuất thực phẩm vệ sinh.
Nhờ đó, chúng tránh được mầm bệnh từ thực phẩm, kháng sinh và các chất gây ô nhiễm khác thường có trong thịt động vật".
Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), biến đổi khí hậu lượng tiêu thụ thịt toàn cầu có mối liên hệ với nhau. Việc chăn nuôi gia súc toàn cầu phát thải khoảng 14,5% lượng khí nhà kính, thứ gây ra biến đổi khí hậu làm hành tinh nóng lên.
Lượng tiêu thụ thịt được dự đoán sẽ tăng hơn 70% vào năm 2050 và các nhà khoa học ngày càng chuyển sang các lựa chọn thay thế như thịt có nguồn gốc thực vật và thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Về phần Vow, công ty được cho là đã lên kế hoạch tung ra sản phẩm thịt nuôi cấy đầu tiên của mình - thịt chim cút Nhật Bản - tại Singapore trong vài tháng tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon