Các gián điệp sẽ không có cơ hội nghe lén điện thoại di động của Putin đơn giản là vì ông không dùng điện thoại di động. Thay vào đó ông dùng điện thoại cố định hoặc... mượn của phụ tá.
Ông Medvedev là fan cuồng của Apple
Trong khi Thủ tướng D. Medvedev đam mê chụp ảnh, thích sử dụng iPad, iPhone, Internet, mạng xã hội... thì Tổng thống Nga - cựu sĩ quan KGB V. Putin lại ghét tất cả những đồ điện tử như vậy – đặc biệt là của Apple.
Từ năm 2005, vào đầu nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai, Putin tuyên bố: “Nếu như tôi mà có điện thoại di động thì nó sẽ không bao giờ dừng đổ chuông. Hơn nữa, nếu như điện thoại đổ chuông ở nhà, tôi không bao giờ nhấc ống nghe”.
Thoạt nghe thì có vẻ lạ lùng, khi mà 70% dân số Nga có sử dụng internet và mạng xã hội thì người đứng đầu của họ lại quay lưng với “công nghệ”. Theo Bộ trưởng viễn thông Nga - L. Reiman thì hiện ở thủ đô Moscow, cứ 100 người dân thì có 131 chiếc điện thoại di động và con số này ở thành phố lớn thứ 2 St.Petersburg là 115/100 dân. Trong khi đó, theo số liệu năm 2003, tại các nước thuộc Liên minh châu Âu, trung bình 100 người dân sở hữu 85 chiếc điện thoại di động.
Nghe trộm điện thoại di động vốn không phải là một việc khó đối với các điệp viên. Thậm chí khi điện thoại di động tắt thì pin điện thoại vẫn hoạt động và do đó có thể xác định được mục tiêu đang ở đâu tại thời điểm đó. Các gián điệp chắc chắn không có cơ hội nghe lén điện thoại di động của Putin đơn giản là vì ông không dùng điện thoại di động.
Dmitri Peskov - nhà chính trị, người phát ngôn của Tổng thống Putin
Người phát ngôn của Tổng thống Nga - ông Dmitri Peskov cho biết: "Vladimir Putin không đem điện thoại di động theo người. Thông thường, khi cần phải gọi điện mà không có điện thoại cố định, một trong số những người phụ tá bên cạnh sẽ đưa điện thoại của mình cho ông Putin. Vladimir Putin cũng chẳng bao giờ quan tâm tới độ sang chảnh, hiện đại của chiếc điện thoại mà ông dùng để nói chuyện - điều tối quan trọng là loa phải to, rõ."
Đây là chiếc Nokia E90 mà Putin dùng để gọi cho Medvedev thông báo về tình trạng cháy rừng
Ngoài liên lạc vệ tinh, Tổng thống Liên Bang Nga có các kênh liên lạc được bảo mật khác giúp đảm bảo an toàn cho các cuộc nói chuyện điện thoại. Người đứng đầu nước Nga tự xác định mức độ quan trọng của cuộc đàm thoại và từ đó những người có trách nhiệm sẽ lựa chọn thiết bị bảo mật phù hợp.
Các thiết bị của hệ thống liên lạc được trang bị các bộ mã hóa cực mạnh, mà theo chuyên gia liên lạc vô tuyến điện Avdeev Ghenadi Aleksandrovich thì đối phương cần khoảng gần 90 năm mới giải mã và nắm được nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại của Tổng thống Putin ngày hôm nay. Các trang thiết bị bảo vệ đều do chính các chuyên gia Nga thiết kế và chế tạo.
Các hệ thống liên lạc của ông Putin do chính người Nga thiết kế chế tạo
Đây không phải là các hệ thống và công nghệ mua của nước ngoài mà hoàn toàn là các module của Nga. Chúng được thiết kế và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác từ hàng nhiều thập kỷ nay. Hệ thống được thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ Nga, có thể một vài linh kiện nhỏ lẻ nào đó là mua của nước ngoài, nhưng chỉ có thế và không hơn, tất cả những linh kiện, chi tiết quan trọng nhất – đều là của Nga.
Chính vì vậy, người Nga tin rằng các cơ quan tình báo nước ngoài không thể nghe lén điện thoại của các nhân vật hàng đầu của họ, trừ trường hợp đấy là các cuộc nói chuyện điện thoại mang tính chất cá nhân.
Vậy có thể nghe trộm điện thoại qua cửa kính phòng Tổng thống được không?
“Quả là có những thiết bị nghe trộm nghe được cuộc nói chuyện cách phòng của đối tượng ở cự ly dưới 500 mét. Nhưng những “con rệp” như vậy cài đặt quanh nơi Tổng thống làm việc ngay lập tức sẽ bị phát hiện và bị các hệ thống phát hiện vô hiệu hóa. Các anh chàng cao to đẹp trai mặc đồ đen luôn có mặt xung quanh nơi Tổng thống đang làm việc không phải để ngắm cảnh” - ông Aleksandrovich nói.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?