Phim giả tưởng có một loại Mắt thần biết chính xác bạn đang ở đâu và Facebook cũng đang làm điều đó
Chỉ với vài cú click chuột, bạn đã có thể kết nối với hàng triệu người trên toàn cầu với sự hỗ trợ mới từ ứng dụng của Facebook.
Bạn còn nhớ God's Eye trong Fast & Furious 7? Nó có thể biết chính xác vị trí bạn đang ở đâu thông qua camera gắn trên toàn thế giới. Và Facebook cũng đang làm tính năng tương tự như thế, nhưng không phải thông qua camera.
Trước khi Mark Zuckerberg có thể thực hiện tham vọng kết nối toàn bộ thế giới trên Facebook, điều đầu tiên vị CEO trẻ tuổi này cần làm là xác định vị trí của cư dân trên toàn thế giới. Trong một thông báo của Facebook vào tối thứ hai vừa qua, Zuckerberg đã thu hút sự chú ý của công chúng về một dự án với tham vọng như vậy. Dự án Connectivity Lab của Faebook tập trung vào việc mở rộng khả năng kết nối internet tới các vùng sâu vùng xa dưới sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo để xác định một cách chính xác nơi sinh sống của con người.
Trước đây, việc xác định được vị trí chính xác của dân cư tại những vùng hẻo lánh là một nhiệm vụ rất khó và phức tạp. Trong khi những tấm bản đồ trước đây chỉ có thể định vị các khu vực chung chung với những chấm vàng biểu hiện có người sinh sống thì tấm bản đồ mới của Facebook đã số hóa được 21.6 triệu km2.
“Chúng tôi sẽ chia sẻ những bản đồ này rộng rãi cho cộng đồng để các tổ chức khác có thể sử dụng chúng”, chia sẻ của Zuckerberg trong bài viết của mình. “Đây sẽ là thông tin hữu ích cho các dự án năng lượng, sức khỏe, cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ người dân tại các vùng bị thiên tai”.
“Và dĩ nhiên, mọi người có thể kết nối với nhau qua Facebook một cách dễ dàng” Zuck chia sẻ.
Hệ thống bản đồ A.I mới này là bước đi quan trọng cho Facebook trước khi tiến hành thiết lập các máy bay không người lái phát sóng internet chạy bằng năng lượng mặt trời. Phương pháp bản đồ hóa này sẽ giúp tránh lãng phí với những vùng không có dân cư sinh sống như các hoang mạc, đại dương.
Để xác định vị trí của cư dân, kĩ sư Facebook Tobias Tiecke đã thiết kế một hệ thống tự động nhận diện nơi con người sinh sống, sử dụng các hình ảnh vệ tinh (khoảng 15.6 tỉ bức ảnh vệ tinh). Phòng nghiên cứu A.I sử dụng mạng Nơron để tạo nên những tấm bản đồ. Nói một cách đơn giản, nhân viên Facebook phân tích 8000 bức ảnh vệ tinh của Ấn Độ và đánh dấu nơi con người sinh sống. Sau đó, công nghệ AI sẽ xử lý những vùng được xác định là con người sinh sống và phân tích kĩ hơn với 15.6 tỉ bức ảnh vệ tinh có tỉ chính xác tới 5m. Công nghệ này sẽ cho ra những tấm bản đồ chính xác với tỉ lệ lỗi dưới 10%. Tấm bản đồ mới của Facebook sẽ bao gồm khoảng 20 quốc gia. Cùng với những số liệu điều tra dân số, đây sẽ là cơ sở cho Facebook nắm được mật độ dân số trên thế giới.
Trong tương lai, thế giới sẽ trở nên gần hơn chỉ bằng một cú click chuột. Đây sẽ là cách để chứng minh cho lý thuyết “3,5 bước cách biệt” của Facebook, lý thuyết mới đầy tham vọng của Facebook thay cho lý thuyết “6 bước cách biệt”.
*Lý thuyết “3,5 bước cách biệt”: lấy bất cứ 2 người nào trên trái đất, không quen biết gì nhau, thì qua quan hệ bạn quen người này, người này quen người kia; cứ như vậy tối đa qua 3,5 người thì sẽ đến người mục tiêu của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon