Phát triển nhất thế giới nhưng ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang đối mặt với nút thắt nghiêm trọng, ông lớn mạnh tay chi tiền để tự “giải cứu” mình
Mặc dù là thị trường ăn nên làm ra nhất nhưng ngành ô tô tại Trung Quốc đang gặp rào cản lớn khiến các hãng ô tô phải xoay xở tìm cách để tự cứu lấy mình.
- Google học tập “một đức tính tốt” của Apple, ra mắt tính năng mới giúp đồng nhất cả thế giới Android
- Google bất ngờ lột xác, xuất hiện với tư cách một công ty ô tô tại CES 2023
- Bất chấp suy thoái kinh tế, các hãng xe điện Trung Quốc vẫn đạt doanh thu kỉ lục - công thức chinh phục người tiêu dùng là gì?
Không đủ tàu cho xuất khẩu ô tô của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, việc mở rộng năng lực vận chuyển phương tiện nội địa được coi là rất quan trọng để phát triển và ghi dấu trên toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên vận tải đường biển quốc tế đang đối mặt với tình trạng cấp bách: thiếu năng lực vận chuyển và hậu cần kết nối kém, trở thành trở ngại cho quá trình toàn cầu hóa của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Tính cấp bách của việc thiếu năng lực vận chuyển đã trở nên đặc biệt gay gắt khi xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng vọt trong hai năm qua. Theo thống kê của hải quan Trung Quốc, giá trị xuất khẩu xe trong quý 3/2022 là 12,7 tỷ USD, cao gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, so với cùng kỳ, sự tăng trưởng về năng lực của các tàu chở ô tô bị tụt lại rất xa, theo dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Clarksons, được trích dẫn bởi Bloomberg.
Theo công ty hậu cần ô tô Changjiu Logistics, trong số khoảng 750 hãng vận tải ô tô đang hoạt động trên toàn thế giới, Trung Quốc hiện chỉ vận hành một đội gồm 10 tàu có khả năng thực hiện các hành trình hàng hải đường dài. Kết quả là, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc phải vật lộn để tìm chỗ trên tàu để gửi xe của họ ra thị trường nước ngoài.
Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, khi xuất khẩu ô tô tăng cao, thậm chí một chỗ vận chuyển đơn lẻ trên các hãng vận tải ô tô cũng khó tìm được. Các công ty đã giành được những vị trí như vậy trên tàu đã ra giá quá cao khiến các nhà sản xuất gặp rào cản lớn trong xuất khẩu.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang trở thành công ty vận chuyển
Gã khổng lồ xe điện BYD đã mạnh tay chi tiền để tự giải cứu mình trước tình trạng thiếu tàu trầm trọng. Hãng xe điện này đã đặt hàng đội tàu vận tải ô tô của riêng mình và có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển chính thức trong thời gian tới đây.
Đạt doanh thu khổng lồ trong năm vừa qua và tích cực đẩy mạnh tại các thị trường nước ngoài, BYD đã đặt hàng ít nhất 6 tàu chở ô tô cỡ lớn, những con tàu có thể vận chuyển hàng nghìn chiếc ô tô cùng lúc. Động thái này của BYD đã phản ánh sự thất vọng sâu sắc đối với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Trong vòng 2 năm vừa qua, khi hoạt động xuất khẩu ô tô của Trung Quốc bùng nổ, chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch gặp khó khăn đã dẫn đến tình trạng thiếu chỗ trên các tàu chở hàng.
Giờ đây, BYD dường như đang điều động không chỉ vận chuyển sản phẩm của chính mình mà còn cung cấp dịch vụ vận chuyển toàn cầu cho các nhà sản xuất ô tô khác. Phía BYD đã không đưa ra tuyên bố công khai nào về bước đột phá của mình vào lĩnh vực vận chuyển, tuy nhiên một bản cập nhật gần đây về thông tin về công ty trên Tianyancha, cơ sở dữ liệu về các công ty của Trung Quốc đã cung cấp một số manh mối về điều này.
Theo một bản cập nhật vào tháng trước, BYD Auto Industry, một công ty con của tập đoàn BYD, đã mở rộng về phạm vi hoạt động thương mại của mình. Trong đó bao gồm các hoạt động thường không liên quan đến nhà sản xuất ô tô: hoạt động của hãng vận tải biển, giao nhận hàng hóa, dịch vụ đại lý vận chuyển quốc tế và xử lý hàng hóa tại cảng.
Bản cập nhật Tianyancha cho thấy BYD đang tìm cách thiết lập chỗ đứng trong lĩnh vực vận chuyển toàn cầu. Không chỉ vậy, công ty đang nỗ lực nhằm thiết lập sự thống trị của mình trong chuỗi cung ứng ô tô và tích hợp theo chiều dọc từ khâu sản xuất cho đến vận chuyển đến người tiêu dùng.
BYD đã trau dồi chiến lược tích hợp theo chiều dọc của mình trong nhiều năm, khởi đầu là một nhà sản xuất pin điện thoại di động trước khi sản xuất các thiết bị điện tử, linh kiện ô tô khác và cuối cùng là xe điện khiến công ty nhanh chóng giành được chỗ đứng vững chãi trên thị trường.
"BYD đã nắm vững các công nghệ cốt lõi của toàn bộ chuỗi công nghiệp xe năng lượng mới như pin, động cơ và điều khiển điện tử,” Wang Chuanfu, chủ tịch của BYD đã chia sẻ trước đó với giới truyền thông.
BYD hiện đang tìm mua các mỏ lithium ở Châu Phi và đã giành được hợp đồng khai thác lithium ở Chile bởi lithium là thành phần không thể thiếu đối với pin xe điện. BYD đã trở thành nhà sản xuất pin xe điện hàng đầu, thậm chí còn cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh như Tesla và Toyota và đang mở rộng công suất sản xuất pin từ khoảng 285 GWh vào năm 2022 lên ước tính 445 GWh vào cuối năm nay.
“BYD có lẽ là nhà sản xuất ô tô tích hợp theo chiều dọc nhất,” Lei Xing, nhà phân tích ô tô có trụ sở tại Mỹ cho biết. Không có cách nào để chuyển sang tích hợp theo chiều dọc hiệu quả hơn là mua tàu của riêng bạn… Và không có gì lạ khi BYD trở thành nhà cung cấp mà họ có thể vận chuyển cho cả những đối thủ cạnh tranh.”
Thực tế BYD không phải là nhà sản xuất ô tô Trung Quốc duy nhất tham gia vào lĩnh vực vận chuyển. Tháng 7 năm ngoái, SAIC Motor - nhà sản xuất ô tô nhà nước đã hợp tác với gã khổng lồ vận tải Trung Quốc COSCO và nhà điều hành cảng Shanghai International Port Group để thành lập Công ty vận tải ô tô Quảng Châu Yuanhai.
Theo Bloomberg, QZ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng