Pháp biến tàu tốc độ cao thành "phòng bệnh trên ray", vận chuyển bệnh nhân Covid-19 từ điểm nóng tới cơ sở y tế chưa quá tải
Hiệu quả hơn hẳn xe cứu thương hay trực thăng cứu hộ, tàu tốc hành có không gian rộng rãi để bác sĩ chăm sóc người bệnh.
- Vì dịch Covid-19, hơn 100 nhà khoa học kẹt trên con tàu phá băng giữa Bắc Băng Dương
- Apple buộc phải phá vỡ các quy tắc của mình, để tồn tại trước dịch bệnh Covid-19
- Startup Talks Café “đình đám” trong giới khởi nghiệp: Covid đã quét sạch mọi khoản tiền mặt còn lại và công ty có thể không trụ nổi cho hết tháng 4
- Làm việc tại nhà mùa Covid-19: 6 bí kíp giúp tăng cường tập trung, duy trì hiệu suất chẳng kém gì ngồi ở công ty
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam cùng chung sức, đồng lòng chống đại dịch Covid-19
- Kinh doanh di động mùa Covid-19: nhiều đại lý coi đây là cơ hội vàng để tái cơ cấu, dù thừa nhận chưa bao giờ gặp khó khăn lớn đến thế
Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, nước Pháp ban bố lệnh giới nghiêm, yêu cầu người dân phải ở nhà để tránh lây nhiễm virus, huy động lực lượng an ninh xuống phố đi tuần. Không còn dòng người di chuyển, tuyến đường sắt quốc gia Pháp giảm hoạt động xuống mức tối thiểu. Thế nhưng, vào buổi sáng thứ Năm ngày 26/3, có một chuyến tàu tốc độ cao TGV chạy thẳng từ Strasbourg tới Angers, thuộc khu vực Thung lũng Loire. Trên chuyến tàu sức chứa 500 người ấy không có cảnh đông đúc thường lệ, mà là 20 bệnh nhân Covid-19.
Mục đích của chuyến tàu tốc hành mang tên “TGV medicalisé” là giảm tải cho các bệnh viện thuộc vùng Grand Est, nằm dọc biên giới của Pháp với Đức và Bỉ, là nơi xác nhận được gần 6.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Chỉ tính riêng tại thủ đô Paris, người ta đã xác nhận được khoảng 7.600 ca nhiễm. Bởi lẽ mới chỉ phát hiện được 400 ca, khu vực Loire có thể nhận thêm bệnh nhân, đỡ đi gánh nặng cho các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 khác.
Đây là chiến thuật của người Pháp nhằm xoa dịu sức căng ngành y tế trong thời buổi dịch bệnh lây lan trên toàn Châu Âu.
Nhóm 20 bệnh nhân đầu tiên này đều trong tình trạng sức khỏe ổn định. Con tàu chở họ cũng đã được biến thành một phòng chăm sóc sức khỏe chạy trên ray, với đầy đủ thiết bị và nhân viên y tế; khoang chứa hành lý chất đầy bình oxy, cáng được đặt trên chỗ ngồi, bắt chặt vào ghế với những sợi dây màu cam. Tại khu vực đón khách, xe cứu thương chở người từ bệnh viện tới, các nhân viên y tế đeo đầy đủ khẩu trang, kính và quần áo bảo hộ đưa người bệnh lên tàu. Mỗi một toa chứa từ 4 tới 6 nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Đáng ngạc nhiên thay, tàu tốc hành lại là những bệnh viện di động tuyệt vời. Không gian tàu rộng rãi hơi xe cứu thương hay trực thăng cứu hộ, mà lại còn chạy êm ái trên đường ray hạng nhất, cho phép tàu băng đi với tốc độ 320 km/h (dù vậy, tàu không được vận hành với vận tốc tối đa). Công việc của nhân viên y tế trên tàu cũng chẳng khác gì trong viện.
Người ta đã dùng tàu hỏa để vận chuyển người bệnh từ thời chiến trong những năm 1850, nhưng dịch vụ EMT - nhóm đứng sau công tác vận hành tàu trong ngày thường và cả trong thời điểm khó khăn này - đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp. Tháng Năm năm ngoái, EMT tiến hành diễn tập việc chuyển đổi tàu thành các khoang chăm sóc sức khỏe đặc biệt; không ai ngờ rằng chưa đầy một năm sau, họ có cơ hội ứng dụng kinh nghiêm có được từ bài diễn tập vào thực tế.
Nếu như chuyến đi này diễn ra êm xuôi, sẽ còn nhiều đường tàu tốc độ cao khác của Pháp chở bệnh nhân từ các điểm nóng Covid-19 tới những nơi chưa quá tải.
Tham khảo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon