Ông Hoàng Nam Tiến: Trước khi định bỏ học như Bill Gates thì phải xem lại bố mẹ mình có giàu như bố mẹ Bill Gates, hay mình có thông minh bằng họ không?
"Việc học không chỉ kết thúc sau khi rời ghế nhà trường. Mà cần phải học liên tục để nâng cao tay nghề, học để mưu sinh, học thêm để thỏa mãn ước mơ của bản thân của gia đình, học để giải thoát bản thân, nhưng quan trọng nhất là học để tìm ra được phiên bản tốt nhất cho chính mình", đó là chia sẻ của Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến với cộng đồng doanh nhân trong buổi Livestream với chủ đề "Học tập suốt đời thời công nghệ số"
Phải nhận thức đúng về bản thân và xã hội
Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến kể rằng khi đi nói chuyện tại các diễn đàn với các bạn trẻ, có rất nhiều bạn sinh viên đã hỏi:"Em có nên bỏ học để trở thành tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg không?".
Ông Tiến thường hỏi lại rằng bố mẹ em có giàu như bố mẹ Bill Gates không hoặc em có nghĩ rằng mình thông minh gần bằng ông ấy?
Khi đặt câu hỏi này, phần lớn người trẻ không hiểu được bối cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình cũng như văn hóa của Việt Nam rất khác so với văn hóa Mỹ. Họ cũng không hiểu được chính bản thân mình. Những người giàu có và được xem là thành công nhất trong xã hội Việt Nam ngày nay đa phần đều là những người học hành rất giỏi đến nơi đến chốn và đa số còn đi du học ở Đông Âu hoặc các nước phương Tây.
Trong cuộc khủng hoảng và biến động liên tục như hiện nay, buộc lòng mọi người phải tìm hiểu thế giới và cuộc sống xung quanh. Nhận thức được con đường học tập nào sẽ dẫn đến những cơ hội mới, nghề nghiệp mới để từ đó có phương thức sống mới cho chính mình và giúp đỡ những người xung quanh.
Thế hệ Z bắt đầu từ đâu?
Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến cho rằng ngày xưa các em học sinh học hết trung học phổ thông rồi mới lựa chọn. Nhưng hiện nay đã khác. Ví dụ như FPT đã có con đường phổ thông cao đẳng. Các em học hết lớp 9 sẽ có 4 năm để vừa học chương trình phổ thông vừa học chương trình cao đẳng, 19 tuổi ra trường bước vào cuộc đời để làm việc.
Thế hệ cha ông ngày xưa đã làm được những việc hết sức lớn lao khi còn là thanh niên, như Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác quốc ca năm 19 tuổi.
"Ngày nay, nhờ công nghệ mà chúng ta có thể nghe được những bài giảng của những giáo sư hàng đầu thế giới, những chương trình đào tạo của các trường đại học hàng đầu thế giới và tất cả những gì bạn muốn học đa phần đều miễn phí trên internet", ông Tiến nói
Thế hệ hôm nay khác hẳn thế hệ onetime learning (học một lần sử dụng cả đời) ngày xưa. Con người cần phải học liên tục, lúc nào cũng học, không lúc nào là muộn, chỉ sợ không bắt đầu.
Thế hệ Z (những người sinh từ năm 1996 trở đi) nói riêng và thế hệ trẻ nói chung cần phải có những phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tranh luận và tự mình rút ra những kết luận thông qua những hoạt động đó.
Một số những kỹ năng cốt lõi dành riêng cho thế hệ Z được Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến đúc kết như sau :
- Các kỹ năng bắt buộc: Tiếng Anh thành thạo có nghĩa là tiếng Anh không phải là ngoại ngữ đơn thuần mà sẽ là ngôn ngữ làm việc. Rèn luyện thể lực bền bỉ hơn. Kỹ năng sống vững vàng. Phong cách sống khác biệt.
- Các kỹ năng cần trau dồi: Tự học, tự nghiên cứu mà không cần ai thúc ép, không cần ai nhắc nhở. Tư duy phản biện, hoài nghi mọi ‘chân lý’. Tự thích nghi trong mọi hoàn cảnh, để trở thành công dân toàn cầu.
Ông Tiến cho rằng rất nhiều bạn học giỏi ở trường đại học nhưng do không có thể lực tốt và phong cách sống nên đa số ra đời đều thất bại. Ngoài ra, muốn có sự khác biệt, sự đột phá và những thành tựu mới thì phải hình thành tư duy phản biện ngay từ lúc đầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng