Thiết bị Samsung có hỏng thì cũng phải kéo theo luôn cả sản phẩm cao cấp của đối thủ nặng ký Apple mới chịu...
Vẫn tiếp tục là chuỗi câu chuyện đáng buồn của Samsung liên quan đến những vụ nổ liên tục của Note7, kể cả khi đã trải qua quá trình kiểm tra chất lượng.
Cụ thể, theo Bloomberg, anh Hui Renjie, 25 tuổi, chủ nhân một chiếc Galaxy Note7 trước đó được công nhận gắn mác "an toàn" tại Trung Quốc, đã lên tiếng sau khi chính điện thoại của mình bất ngờ bùng cháy vào thứ Hai vừa qua, làm bỏng hai ngón tay đồng thời... khiến chiếc Macbook Pro đang chạy ngon lành của mình cạnh đó ngay lập tức bị lâm vào tình cảnh khốn đốn.
Khi ấy, thiết bị đang trong quá trình sạc pin rồi bỗng nhiên bốc khói và phát lửa dữ dội.
Đại diện của Samsung ngay sau đó đã đến trao đổi và làm việc với Renjie, thu thập mẫu điện thoại để điều tra nhưng Renjie từ chối vì sợ rằng công ty sẽ không tiết lộ lý do và chi tiết xác đáng gây nên tai nạn xảy ra. Cuối cùng, anh đã liên hệ với Bloomberg với dự định công bố câu chuyện này để toàn thể mọi người biết và cảnh giác.
Trước đó, Renjie đã chuẩn bị vài bức ảnh, giấy biên nhận liên quan và một video (giấy tờ và video chưa được tung ra) làm bằng chứng về vụ việc xảy ra cho CNNMoney.
Như chúng ta có thể thấy, hình vuông màu đen ở góc phải phía dưới của hộp đựng điện thoại là dấu hiệu chứng nhận độ an toàn của thiết bị. Mashable cũng đã kiểm tra số IMEI qua hệ thống online của Samsung và cho ra kết quả công nhận tương tự, đi kèm dòng chữ: "Thiết bị của bạn không nằm trong diện bị ảnh hưởng và không cần đổi trả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ chúng tôi qua đường dây 1-844-365-6197."
Tính đến nay, theo thống kê của CNNMoney, đã có 4 trường hợp xảy ra với Note7 tại Trung Quốc.
Được biết, Samsung đã đưa ra lệnh kêu gọi thu hồi, đổi trả trên toàn cầu vào vài tuần trước, với số lượng Note7 lên đến 2,5 triệu chiếc sau khi nhận được nhiều tin tức nguy hiểm về tình trạng của chúng qua một thời gian ngắn sử dụng. Chỉ riêng Mỹ đã có tới hơn 1 triệu chiếc phải thu hồi.
Cũng vào thứ hai, Samsung cho biết họ đã hoàn thành trao đổi lại hơn 60% số điện thoại tại Mỹ và Hàn Quốc, và con số đó tại Singapore là 80%.
Quá trình đổi trả này không bao gồm những thiết bị được bán ra tại Trung Quốc. Mặc dù Samsung không chính thức đưa ra thông tin chi tiết thêm về nguyên nhân gây ra những vụ cháy nổ trên, nhưng nhiều nguồn tin thân cận cho hay đó bắt nguồn từ xuất xứ và thương hiệu sản xuất pin cho Note7.
Những chiếc Note7 được thu hồi có chứa pin ra lò bởi Samsung SDI, bộ phận phụ trách pin của công ty. Nhưng những chiếc Note7 tại Trung Quốc thì khác, với linh kiện pin được sản xuất bởi Amperex Technology Limited trong nước. Chính khía cạnh liên quan đến nguồn gốc pin là lý do tại sao ban đầu không có một trường hợp rủi ro nào xảy ra tại Trung Quốc cả.
Tuy nhiên, với nhiều tình tiết và trường hợp bất ngờ mới được ghi nhận thì có vẻ như chất lượng của toàn bộ thiết bị Note7 đều nên nhận được sự đề phòng và cảnh giác cao độ từ phía người dùng.
Chưa chắc rằng chiếc Note7 của bạn sau khi đổi trả có an toàn tuyệt đối hay không. Nhiều khách hàng tại Hàn Quốc đã có ý kiến rằng thiết bị của họ sau đó đã biểu hiện nhiều dấu hiệu tỏa nhiệt và tốn pin nhanh một cách bất thường so với hồi trước.
Nếu thực sự cả những sản phẩm Note7 bán ra tại Trung Quốc cũng bị liên lụy thì đây sẽ là cú trượt dài lớn cho Samsung trong cả hiện tại lẫn tương lai về sau.
Tham khảo: Mashable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Một ứng dụng quản lý chi tiêu bằng AI đang gây sốt dân mạng Việt: Nhắc 'cực gắt' mỗi lần lỡ chi nhiều tiền, cảm giác như bị mẹ mắng!
Theo nhà phát triển, thay vì chỉ đưa ra những cảnh báo khô khan, Rolly phản hồi với giọng điệu đầy tính cá nhân, thậm chí "châm biếm" để khiến người dùng nhận ra thói quen tiêu tiền...quá đà của mình
Tiếng kêu thực sự của khủng long nghe như thế nào?