Những trang web hướng dẫn đăng ký 3G Viettel nhưng lại không dùng cú pháp của Viettel là thật hay giả?
Sự thực đằng sau các trang web như vậy là gì, có phải lừa đảo?
Có lẽ việc sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tra cú pháp đăng ký gói cước 3G đã trở thành chuyện quá đỗi thông thường. Những "câu thần chú" như "Mimax gửi 191" (cho Viettel) hay "Max gửi 888" (cho Vinaphone) dù ngắn gọn nhưng không phải ai cũng có thể ghi nhớ. Nên tìm trên Internet là một lựa chọn không tồi, ít nhất cũng tốt hơn mấy tổng đài "đăng ký GPRS" mất 15.000 VNĐ trên truyền hình cách đây một vài năm.
Tuy vậy, tôi khá bất ngờ khi kết quả của từ khóa "dang ky 3g viettel" hay "goi cuoc 3g viettel" lại dẫn tôi tới rất nhiều những trang web lạ lẫm, và hầu hết chúng đưa ra cú pháp đăng ký dẫn tới một tổng đài tin nhắn khác, thay vì 191.
Nhiều trang web không phải của Viettel, nhưng quảng cáo, hướng dẫn đăng ký 3G cho thuê bao Viettel... bằng một cú pháp lạ lẫm.
Cụ thể, tất cả các trang web loại này đều có tên miền "khá đáng tin", như 3gviettel, 3gvietteltelecom.vn hay dangky3g, nhưng yêu cầu người dùng gửi tin nhắn về chung một tổng đài, là 9123. Điều đáng nói, thay vì chỉ cần dùng mã gói cước, ví dụ Mimax, để gửi tin nhắn đăng ký, người dùng lại phải nhập kèm theo một số thuê bao di động lạ. Không ít khả năng đây là chiêu lừa tiền di động của người dùng.
Lý do cho việc các trang web "không chính chủ" dạng này nằm rất cao trong danh sách kết quả của Google không gì khác chính là nhờ việc sử dụng các thủ thuật SEO. Như vậy, thật khó để người dùng có thể tìm được đúng những gì mình muốn.
Chúng tôi đã kiểm chứng bằng cách thử đăng ký theo cú pháp dạng này nhưng báo sai cú pháp hoặc thuê bao không đủ điều kiện đăng ký. Để tìm rõ nguồn gốc của đầu số nói trên, tôi gọi điện tới tổng đài 19008198 của Viettel thì nhận được câu trả lời từ tổng đài viên rằng "đây là đầu số bán hàng giá trị gia tăng để hưởng hoa hồng", tuy nhiên đã ngừng hoạt động.
Có thể hiểu, cú pháp Mimax_Số điện thoại_9123 không phải một dạng "bẫy lừa tiền" người dùng. Đây thực chất là một kênh Viettel cho phép cá nhân hoặc đại lý quảng cáo dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng này, và tất nhiên là nhận được chiết khấu, dựa vào chính số điện thoại đăng ký, mà bạn nhập trong cú pháp gửi tổng đài.
Một loạt cú pháp kèm theo số điện thoại lạ.
Tuy nhiên, hiện Viettel đã thu hồi tổng đài tin nhắn nói trên, mà theo tổng đài hỗ trợ cho biết, chỉ có một số ít thuê bao sử dụng SIM đa năng là có thể sử dụng cú pháp trên để đăng ký các gói cước.
Như vậy, các cú pháp đăng ký 3G gửi tới đầu số 9123 không phải là một chiêu lừa tiền điện thoại của người dùng, và cũng đã không còn khả năng hỗ trợ với đại đa số người dùng hòa mạng Viettel. Tuy nhiên, khi mà ngày càng xuất hiện nhiều các chiêu trò lừa đảo qua mạng, bao gồm cả việc lừa tiền di động của người dùng hay lừa đăng ký các dịch vụ "rác", bạn vẫn nên cẩn trọng trong việc đăng ký dịch vụ bằng các cú pháp tìm thấy trên Google.
Bạn có thể tham khảo cú pháp đăng ký 3G của các nhà mạng thông qua đường dẫn tương ứng dưới đây:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon