Đã bao giờ bạn được chứng kiến tận mắt những thiết bị Android này?
Trong làng smartphone Android nhiều như "nấm mọc sau mưa", khi cuộc đua cấu hình đã không còn là yếu tố hấp dẫn người tiêu dùng, thì thiết kế được coi là hướng đi tiên quyết giúp các thiết bị cầm tay tỏ ra khác biệt so với các sản phẩm còn lại.
Càng sáng tạo, khác biệt, càng khiến cho các smartphone Android có cơ hội đạt được doanh số tốt nhất. Tuy nhiên, không phải bất kì sự sáng tạo nào cũng được người dùng nồng nhiệt đón nhận. Đôi khi đó là sự đột phá, nhưng có lúc người ta gọi đó là sự điên rồ.
Và sau đây là loạt sẩn phẩm như vậy:
Kyocera Echo
Có thể nhiều người chưa biết tới thương hiệu Kyocera, nhưng tên tuổi của hãng smartphone tới từ Nhật Bản đã được ghi nhận bởi rất nhiều người dùng trên thế giới. Điểm nhấn của các smartphone Kyocera chính là khả năng sống sót trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, nhà sản xuất Nhật Bản cũng đôi lần thử sức với những sản phẩm sáng tạo như chiếc Kyocera Echo.
Thoạt nhìn, thiết bị này giống với những cuốn sách điện tử với 2 màn hình, mỗi màn hình có kích thước 3,5 inch. Ở chế độ thông thường, màn hình phía trên chủ yếu dùng để hiển thị, trong khi đó, màn hình phía dưới hoạt động như một bàn phím ảo. Tất nhiên, người dùng cũng có thể sử dụng Kyocera Echo như một chiếc tablet phổ thông.
Điểm nhấn của máy đó là có thể chạy cùng lúc 2 ứng dụng trên 2 màn hình. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Kyocera Echo chỉ có thể khởi chạy một số ứng dụng nguyên bản của hãng, trong khi đó, các lập trình viên lại chẳng mấy mặn mà với thiết bị này. Ngoài ra, viên pin dung lượng 1.370 mAh cũng khiến Echo bị hạn chế rất nhiều bởi thời lượng sử dụng hạn hẹp.
Sony Tablet P
Sở hữu kiểu dáng tương tự chiếc smartphone của Kyocera, nhưng Sony Tablet P lại có kích thước lớn hơn hẳn, 5,5 inch cho mỗi màn hình với độ phân giải là 1024 x 480 pixel. Ngoài ra, Sony Tablet P còn sở hữu chợ ứng dụng Android phong phú, giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt ứng dụng của Kyocera Echo trước đây.
Đặc biệt, nếu người dùng yêu thích chơi game, Tablet P còn có thể hoạt động tương tự một chiếc máy PlayStation với bàn phím ảo. Tất nhiên, chiếc máy tính bảng của Sony được người dùng đón nhận nồng nhiệt nhờ tính năng tiện dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc, giải trí cao.
Sony Ericsson Xperia Play
Cha đẻ của hệ máy chơi game PlayStation đã từng hy vọng sẽ hốt bạc nhờ chiếc Sony Ericsson Xperia Play, khi cung cấp cho smartphone này một bàn phím cứng tương tự như những chiếc tay cầm chơi game. Trong khi phần lớn các "smartphone gaming" cùng thời khá "kinh khủng", thì Xperia Play lại cho thấy tiềm năng vượt trội của mình, hoạt động như thiết bị "2 trong 1" - điện thoại và máy chơi game.
Trong thời gian đầu, Xperia Play đã nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ phía khách hàng, nhờ trải nghiệm chơi game phong phú, hỗ trợ nhiều chế độ chơi. Tuy nhiên, nhanh chóng sau đó, máy đã sớm bị quên lãng bởi số lượng game giới hạn của mình.
LG Optimus Vu
Vào thời điểm LG tung ra chiếc Optimus Vu, làng di động thế giới đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng về các phablet màn hình lớn. Với hy vọng dẫn đầu xu hướng này, nhà sản xuất Hàn Quốc đã quyết định thể hiện sự "sáng tạo" của mình qua chiếc Optimus Vu. Thiết bị cũng sở hữu màn hình 5 inch, nhưng kiểu dánh lại gần như vuông thành sắc cạnh.
Theo đó, nhiều người đã ví von LG Optimus Vu là một "cục gạch" đúng nghĩa, với tỷ lệ màn hình là 4 x 3, gây ra rất nhiều bất tiện cho người sử dụng. Công bằng mà nói, trải nghiệm lướt web, xem phim trên chiếc Optimus Vu đem lại rất tốt. Tuy nhiên, chính bởi thiết kế khá lạ lẫm vào thời đó đã khiến máy sớm bị loại bỏ khỏi thị trường di động Android.
LG DoublePlay
Nếu bạn chưa biết thì LG cũng từng rất tham vọng với dòng smartphone nắp trượt có tên là LG DoublePlay. Thông thường các smartphone nắp trượt dạng này sẽ có bàn phím cứng cùng nằm trên một hàng. Tuy nhiên, nhà sản xuất Hàn Quốc cho rằng, việc đôi bàn phím sẽ giúp sử dụng dễ dàng hơn. Đáng tiếc là những nỗ lực sáng tạo của hãng đã không được đền đáp.
Samsung Galaxy Beam
Theo Samsung, các smartphone ra đời là nhằm thay thế cho những chiếc laptop hay máy tính cồng kềnh, cho phép người dùng làm việc, giải trí tối đa trên các thiết bị cầm tay. Và Galaxy Beam là một trong những sản phẩm đó. Ngoài khả năng hoạt động như một chiếc smartphone thông thường, thiết bị còn được tích hợp một máy chiếu ở cạnh trên.
Tuy nhiên, cuối cùng, chiếc Galaxy Beam đã gặp phải thất bại bởi những hạn chế liên quan tới phần mềm trình chiếu.
Samsung Galaxy Note Edge
Có thể nói, Galaxy Note Edge chính là chiếc phablet mở đầu cho cuộc cách mạng của Samsung trên smartphone siêu phẩm Galaxy S6 edge thế hệ mới. Bằng việc cung cấp cho người dùng cạnh phải cong, chiếc Note Edge có khả năng hiển thị rất nhiều thông tin như truy cập ứng dụng nhanh, xem thời gian, các thông báo và nhiều hơn nữa. Đáng tiếc là máy lại không phù hợp với người dùng thuận tay trái.
Samsung Galaxy S6 edge
Nói không ngoa thì Galaxy S6 edge được coi là chiếc smartphone Android sáng tạo nhất mọi thời đại với 2 cạnh màn hình cong chứ không phải 1 cạnh như trên người tiền nhiệm Note Edge. Dù cho 2 cạnh cong này không đem lại quá nhiều tính năng mới cho chiếc S6 edge, nhưng nhìn tổng thể chung, thiết bị này lại đem tới cho người dùng cảm giác cuốn hút tới kì lạ.
Samsung Galaxy Round
Được công bố vào cuối năm 2013, chiếc Galaxy Round của Samsung được coi là một sản phẩm đột phá của làng công nghệ, khi lần đầu tiên một chiếc smartphone Android xuất hiện với màn hình cong OLED. Với xu hướng cong từ 2 cạnh vào tâm của máy, Samsung cho rằng Galaxy Round sẽ giúp người dùng cầm nắm dễ dàng hơn, đồng thời đem tới những trải nghiệm thú vị.
Khó có thể nói rằng Galaxy Round là một sản phẩm thất bại, bởi doanh số ít ỏi, bởi biết đâu, những ý tưởng đột phá sau này sẽ được nhà sản xuất Hàn Quốc tạo ra từ đây.
LG G Flex
Sự thật là Samsung không phải ông lớn duy nhất biết tạo ra smartphone màn hình cong, bởi đối thủ của hãng là LG cũng đã cho ra tới 3 thế hệ smartphone có tấm màn cong tương tự. Tuy nhiên, đường cong trên các sản phẩm của LG lại chạy dọc từ cạnh trên và cạnh dưới vào thân máy. Đặc biệt, cũng chính nhờ chiếc smartphone G Flex thế hệ đầu tiên được ra đời, lần lượt những G Flex 2 hay siêu phẩm LG G4 đã được gửi tới tay người dùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Huawei và SMIC gặp khó khăn với tiến trình sản xuất chip, mắc kẹt ở 7nm cho đến ít nhất năm 2026
Huawei và SMIC sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian tới.
Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon