Những khám phá mới về não bộ có thể giúp chống lại Alzheimer

    Chuby,  

    Bệnh alzheimer có thể phòng tránh được.

    Bộ não của con người đối với chính chúng ta vẫn còn là một miền đất rộng lớn và vô cùng kỳ lạ. Mặc dù chúng ta sống tại miền đất kỳ lạ đó mỗi ngày, dạo chơi, làm việc, sử dụng rất nhiều tài nguyên, vật phẩm,…thậm chí sau bao nhiêu công sức, tiền của đầu tư để nghiên cứu về nó, những gì chúng ta biết về bộ não của bản thân mình còn rất ít ỏi. Mặc dù nói rằng kiến thức khoa học về não bộ của chúng ta thật sự không đáng gì so với những gì nó còn chứa đựng nhưng những công sức chúng ta bỏ ra để nghiên cứu về nó cũng không phải là uống phí, tấm bản đồ về miền đất lạ này đã hiển hiện ngày một rõ ràng trước mắt chúng ta.
     

    nhung-kham-pha-moi-ve-nao-bo-co-the-giup-chong-lai-alzheimer

     
    Có thể nói, đa phần những trường hợp con người khám phá những vùng đất mới thường gây ra những thiệt hại khủng khiếp đối với thiên nhiên. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta quá yêu thương bản thân mình, do đó, những khám phá về não bộ đều được thực hiện một cách vô cùng cẩn trọng cũng như đều cố gắng hướng tới xây dựng lợi ích cho chính chúng ta.
     
    Một trong những khám phá mới nhất của các nhà khoa học về bộ não có thể là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa chữa trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Những nhà nghiên cứu tại Đại học Trung tâm Y học Rochester vừa mới đây đã công bố những nghiên cứu mới nhất của họ về một hệ thống dẫn lưu được tạo ra tự nhiên trong não bộ. Hệ thống này giống như việc xả nước trong phòng tắm: chất dịch từ não-tủy sẽ đi qua cáo tế bào, quấn đi protein dư thừa. Một số những protein thừa trong não bộ này chính là nguyên nhân giết chết những neuron thần kinh trong não bộ của chúng ta, gây ra hiện tượng mất trí nhớ. Những protein sau khi bị cuốn khỏi não bộ sẽ được chất dịch não-tủy đưa theo những mạch máu ngang qua phần chất xám và đi vào cơ thể của chính chúng ta. Có thể nói, cơ chế hoạt động của hệ thống dẫn lưu trong cơ thể giống như quá trình thu thập chất cặn bã từ não bộ.
     
    nhung-kham-pha-moi-ve-nao-bo-co-the-giup-chong-lai-alzheimer
    Những chất cặn bã dư thừa là nguyên nhân gây Alzheimer của con người.
     
    Trong những thí nghiệm tại Đại học Trung tâm Y học Rochester, những nhà thí nghiệm đã đưa chất huỳnh quang và chất phóng xạ đánh dấu vào dịch não-tủy của những con chuột thí nghiệm. Ngay lập tức, chất đánh dấu đã chỉ ra đường đi của dịch vào trong não của những vật thí nghiệm này. Sử dụng 2 máy chụp photon, các nhà nghiên cứu đã thấy rõ được thời điểm khi chất dịch não-tủy tràn đầy trong não bộ của chuột qua những đường ống xung quanh mạch máu. Hiện tượng này giống như hiện tượng hoạt động của những mạch bạch huyết ở các bộ phận khác của cơ thể. Những nhà nghiên cứu gọi hiện tượng mới được phát hiện này là “hệ thống glyphatic”. Từ “glyphatic” bắt nguồn từ “glial” là những hoạt động liên quan đến tế bào thần kinh đệm và “lymphatic” nghĩa là mạch bạch huyết.
     
    nhung-kham-pha-moi-ve-nao-bo-co-the-giup-chong-lai-alzheimer
    Cơ chế hoạt động giống hệ bạch huyết trong cơ thể chúng ta.
     
    Hệ thống glyphatic này cuốn đi những chất cặn bã trong não theo những mạch máu lớn. 55% của thứ chất cặn bã này là chất Amyloid-beta, thứ chất bột làm tắc nghẽn não bộ của những người mắc Alzheimer. Cũng giống như bất kỳ cơ chế hoạt động nào, việc thải những phần chất cặn bã cũng quan trọng như việc nạp nhiên liệu vào. Đối với những người mắc bệnh mất trí Alzheimer, có thể hệ thống glyphatic của họ đã gặp sự cố nào đó dẫn đến việc chất Amyloid-beta cũng như những chất cặn bã khác ứ đọng trong não bộ.
     

    nhung-kham-pha-moi-ve-nao-bo-co-the-giup-chong-lai-alzheimer

     
    Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục các cuộc thí nghiệm của mình để làm rõ tác dụng của hệ thống glyphatic. Nếu như hệ thống tự nhiên trong cơ thể này thực sự có thể kiểm soát được việc mắc bệnh Alzheimer ở người, chúng ta có thể có rất nhiều cách tác động giúp phòng chống, thậm chí có thể chữa trị cho những người bệnh Alzheimer. Những cuộc thử nghiệm tiếp theo của nhóm nghiên cứu nhắm vào việc xem xét sự thương tổn của hệ thống glyphatic ở những người bệnh Alzheimer.
     
    Nếu như những nghiên cứu tại Đại học Rochester được chứng thực, hi vọng rằng những phương thuốc mới có thể được tạo ra giúp cho hệ thống glyphatic này hoạt động hiệu quả hơn, đưa nhiều dịch não-tủy qua não bộ để tẩy rửa đầu óc của chúng ta hơn. Cũng có thể một ngày nào đó, việc làm sạch não bộ cũng sẽ được thực hiện đều đặn giống như việc đánh răng hàng ngày vậy. Liệu những nghiên cứu mới này có thực sự trở thành chìa khóa chữa căn bệnh Alzheimer khó chịu đang tấn công bộ não chúng ta?
     
    nhung-kham-pha-moi-ve-nao-bo-co-the-giup-chong-lai-alzheimer
    Đại học Trung tâm Y học Rochester - Nơi khám phá ra hệ thống glyphatic trong não bộ.
    Tham khảo: io9
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày