Là người sáng lập công ty không có nghĩa bạn sẽ không bao giờ bị đuổi việc.
Dưới đây là 4 doanh nhân nổi tiếng bị chính công ty mình sáng lập sa thải:
Steve Jobs - Apple
Nhắc đến Apple nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Steve Jobs. Ông không chỉ là người sáng lập mà còn là "linh hồn" của các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu "Táo khuyết".
Cùng với Steve Wozniak, Jobs đã khai sinh ra Apple trong gara để xe của bố mẹ Jobs vào năm 1976, khi mới ngoài 20 tuổi. Họ đã làm việc rất chăm chỉ để sau vài năm, từ chỗ chỉ có 2 người trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với hơn 4.000 nhân viên.
Bước ngoặt quan trọng diễn ra vào năm 1983 khi Steve Jobs mời John Sculley về làm việc cho Apple. Sculley từng là giám đốc điều hành của Pepsi với nhiều thành tích ấn tượng.
Thời gian đầu, Jobs và Sculley kết hợp khá ăn ý và thân thiết với nhau. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, mối quan hệ của 2 người bắt đầu rạn nứt.
Đến khoảng tháng 3 năm 1985, mối quan hệ giữa Jobs và Sculley trở nên cực kỳ căng thẳng. Doanh số của Mac không được tốt và Jobs muốn giảm giá, đồng thời đầu tư quảng bá sản phẩm và giảm tập trung vào Apple II. Sculley không đồng ý. Ông cho rằng Mac đơn giản là chưa sẵn sàng và Apple cần đẩy mạnh Apple II hơn. Sculley gọi Jobs là lừa đảo và đến gặp Ban giám đốc. Kết quả cuối cùng của vụ tranh cãi này là Jobs bị sa thải khỏi Apple.
Elon Musk - PayPal
Sau khi bán trang web cung cấp chỉ đường trong thành phố mang tên Zip2, Elon Musk xây dựng một trang web ngân hàng trực tuyến có tên là X.com. Một năm sau, X.com đã sáp nhập với Confinity, một start-up khác do Peter Thiel đồng sáng lập để tạo nên một công ty có tên là PayPal. Musk đảm nhiệm chức vụ CEO.
Tháng 10/1999, nội bộ của PayPal đã nổ ra tranh cãi lớn khi Elon Musk muốn đưa các server của PayPal từ hệ điều hành miễn phí Unix sang hệ điều hành có tính phí là Microsoft Windows. Nhà đồng sáng lập và sau đó trở thành giám đốc công nghệ của PayPal là Max Levchin là người phản đối dữ dội nhất.
Vào cuối năm 2000, Elon Musk đã quyết định cho mình kì nghỉ dài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, khi Elon Musk còn đang trên máy bay thì hội đồng quản trị PayPal đã sa thải anh và bổ nhiệm Thiel lên làm CEO mới.
Jack Dorsey - Twitter
Jack Dorsey cùng với Biz Stone và Evan Williams sáng lập ra Twitter vào năm 2006. Dù mạng xã hội này liên tục phát triển nhưng nội bộ của công ty lại thường xuyên có vấn đề.
Đầu tiên, chính Dorsey là người muốn Williams phải ra quyết định loại Glass ra khỏi công ty. Sau khi Glass chia tay Twitter, Dorsey thay anh giữ chức CEO.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau lại chính William muốn Dorsey nhường lại chức vụ CEO. Mọi việc diễn ra nhanh chóng, William chiếm vị trí CEO còn Dorsey được bổ nhiệm làm chủ tịch.
Thực tế Dorsey đã bị Twitter sa thải mà chẳng ai biết bởi trên danh nghĩa anh vẫn là chủ tịch. Tuy nhiên, anh không có quyền biểu quyết trong các quyết định của công ty.
Andrew Mason, Groupon
Năm 2013, Andrew Mason - nhà sáng lập Groupon bị sa thải chỉ một ngày sau báo cáo kết quả kinh doanh làm nhà đầu tư thất vọng. Mason đã không thể đối phó với tình trạng sự sụt giảm nhu cầu đối với các phiếu giảm giá - sản phẩm chủ chốt của Groupon.
Cùng với Lefkofsky và Bradley Keywell, Mason thành lập nên Groupon năm 2008. Vị CEO sinh năm 1980 đã dẫn dắt Groupon tới vị trí số 1 trên thị trường dịch vụ cung cấp phiếu giảm giá (coupon). Năm 2010, hãng nhận được lời đề nghị thâu tóm từ Google với giá 6 tỷ USD. Sau khi tiến hành IPO, hãng có giá trị vốn hóa lên tới 16,7 tỷ USD.
Theo Linh Lam/NDH
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng