Nhiều cổ đông Facebook kêu gọi công ty thay thế CEO Mark Zuckerberg bằng một hội đồng quản trị “độc lập”
Nhóm cổ đông này lo ngại sự mất cân bằng quyền lực trong công ty có thể khiến Zuckerberg "lạm quyền" và thực hiện những hướng đi không vì quyền lợi của họ.
Facebook đang bị một nhóm các cổ đông ký đơn gây áp lực yêu cầu phải thay thế CEO Mark Zuckerberg bằng một hội đồng quản trị mới.
Ý tưởng này khởi nguồn từ một số cổ đông vốn là thành viên của tổ chức giám sát tiêu dùng SumOfUs. SumOfUs tự nhận là một cộng đồng online chuyên thực hiện những chiến dịch nâng cao trách nhiệm giải trình của các tập đoàn lớn về những vấn đề như biến đổi khí hậu, quyền người lao động, phân biệt chủng tộc, nhân quyền, tham nhũng hay quyền lực của tập đoàn nói chung.
Facebook từ chối bình luận về lời thỉnh cầu trên.
Lisa Lindsley, một cố vấn của SumOfUs cho biết: “333.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu Facebook nâng cao trách nhiệm của tập đoàn, nhưng trong số đó chỉ có 1500 người nắm giữ cổ phần trong công ty. Lượng cổ phần do 4 nhà đầu tư là thành viên SumOfUs cho phép chúng tôi thực hiện lời kiến nghị trên.”
Trong bản kiến nghị này, người ta còn nêu ra một ví dụ của việc mất cân bằng quyền lực trong nội bộ Facebook. Tại một cuộc họp cổ đông vào tháng 6 năm ngoái, khi những người tham gia được yêu cầu bỏ phiếu chấp thuận việc phát hành cổ phiếu hạng C để giữ quyền kiểm soát công ty cho Zuckerberg. Mặc dù đã được đồng ý nhưng Facebook lại đang phải đối mặt với một vụ kiện từ phía một cổ đông khẳng định đây là một vụ việc đầy bất công.
Phát hành cổ phiếu hạng C (cổ phiếu không có quyền biểu quyết – những ai mua cổ phiếu này chỉ có thể lĩnh cổ tức chứ không có quyền bỏ phiếu về các hướng đi của công ty) là để Zuckerberg giữ quyền quyết định chính trong công ty, có thể tiếp tục thực hiện tầm nhìn dài hạn và “được khuyến khích” tham gia sâu vào tình hình công ty lâu hơn. Kế hoạch này được đưa ra sau khi CEO Facebook cùng vợ Priscilla Chan quyết định hiến tặng 99% lượng cổ phần họ sở hữu tại Facebook cho các hoạt động từ thiện. Rất có thể Zuckerberg lo ngại điều đó có thể khiến mình mất quyền quyết định trong công ty.
Trong khi đó, lời kêu gọi trên khẳng định rằng một hội đồng độc lập sẽ “giám sát tốt hơn các giám đốc, quản lý trong công ty, qua đó nâng cao chất lượng quản trị công ty và đưa ra những kế hoạch có trách nhiệm cũng như vì quyền lợi cổ đông hơn…”, đặc biệt là giữa lúc công ty đang phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích về nạn tin giả, kiểm duyệt thông tin quá đà, sự thiếu nhất quán trong các nguyên tắc đăng tải nội dung đối với các cộng đồng khác nhau hay việc nhắm quảng cáo dựa theo chủng tộc,…
Tuy nhiên, chính vì chuyện một công ty có CEO đồng thời giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị cũng không hề hiếm gặp, chẳng hạn như tại Tesla, Bank of America, Walt Disney Company, IBM, Amazon, Netflix, Salesforce,… nên Facebook nhiều khả năng sẽ không dễ dàng chấp nhận thỉnh cầu của nhóm cổ đông. Với tình hình tài chính tốt cùng giá cổ phiếu liên tục tăng, sẽ vẫn còn nhiều nhà đầu tư ủng hộ Zuckerberg.
Điều khiến nhóm cổ đông không đồng lòng kia lo ngại chính là việc ông chủ Facebook có thể sẽ lèo lái công ty theo những hướng mà anh cho là đúng nhưng lại đặt quyền lợi của họ theo sau.
Tham khảo Venture Beat
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng