Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel hé lộ nguyên nhân tại sao nhiều người thông minh nhưng lại không giàu

    Đinh Vân, Theo Trí Thức Trẻ 

    Trí thông minh rất quan trọng, nhưng nếu không có nỗ lực thì đôi khi nó cũng trở nên vô nghĩa.

    Nhà kinh tế học James Heckman, từng đoạt giải Nobel vào năm 2000, đã thực hiện một cuộc khảo sát trong đó ông hỏi ý kiến mọi người về vai trò của trí thông minh bẩm sinh đối với thành công về tiền bạc, tức làm rõ sự chênh lệch về thu nhập của mỗi người với nhau dựa trên chỉ số IQ.

    Hầu hết các câu trả lời mà ông nhận được là 25%. Cá biệt có một số người cho rằng trí thông minh đóng góp tới 50% thành công về tài chính. Nhưng nghiên cứu của Heckman còn cho thấy một điều hoàn toàn khác. Đó là trí thông minh bẩm sinh chỉ chiếm cùng lắm là 2% trong thành công sau này của một đứa trẻ. Vậy 98% còn lại là gì? Hóa ra thành công về tài chính liên quan mật thiết với những phẩm chất của sự bền bỉ tận tâm: Tự giác, kiên trì và cẩn trọng.

    Kết luận này không hề gây ngạc nhiên cho những người quen thuộc với các nghiên cứu về các cặp vợ chồng: Những người có vợ/chồng luôn thận trọng và đáng tin cậy thì thường làm việc hiệu quả hơn, thăng tiến nhanh hơn, kiếm được nhiều tiền hơn và cảm thấy hài lfng hơn với công việc của mình. Hay nói cách khác, sự tận tâm chính là yếu tố dự đoán sự hài long với công việc, thu nhập và khả năng thăng tiến trong tương lai.

    Theo các nhà nghiên cứu, những người bạn đời "tận tâm" chịu khó làm việc nhà hơn, thể hiện nhiều hành vi thực dụng mà vợ/chồng họ muốn làm theo, và tạo ra một cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, tất cả những yếu tố đó giúp cho người bạn đời của mình tập trung hơn vào công việc.

    Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel hé lộ nguyên nhân tại sao nhiều người thông minh nhưng lại không giàu - Ảnh 1.

    Theo như một nhà nghiên cứu cho biết, thì "kết quả này cho thấy phẩm chất tính cách của người bạn đời mỗi người có ảnh hưởng lớn đến những khía cạnh quan trọng trong sự nghiệp của người đó". Hay nói khác đi là, một người bạn đời sẽ là một tấm gương tốt, và giúp bạn trở thành một người tốt hơn.

    Tất nhiên ta không thể phủ nhận vai trò khá lớn của may rủi trong thành công của một người. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, "Thành công lớn nhất không bao giờ đi cùng với tài năng lớn nhất, và ngược lại. Sự mô phỏng trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu hai điều đó đi cùng với nhau thì chỉ là may mắn mà thôi".

    Nhưng may mắn là thứ bạn không thể kiểm soát được. Và bạn chỉ có thể kiểm soát một phần trí thông minh mà thôi. Trong khi bạn có thể chắc chắn học hành nhiều hơn, thì trí thông minh thuần túy – tức khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề không phụ thuộc vào kiến thức có được – là cái gì đó có thể rèn luyện được (đến một mức độ nào đó) nhưng có xu hướng cố định.

    Có một thứ mà bạn có thể kiểm soát được đó là sự tận lực tận tâm của bạn. Đó là sự chăm chỉ cần mẫn, là sự bền bỉ kiên trì của bạn.

    Mọi người đều có định nghĩa về thành công của riêng mình. Nhưng nếu bạn định nghĩa thành công theo những thước đo truyền thống như thành đạt trong công việc hay tài sản hay sự nổi tiếng, thì sự nỗ lực của bản thân là điều tất yếu.

    Có thể bạn không thông minh hơn người, không tài năng xuất chúng, không có nhiều quan hệ, môi trường phát triển hay nền tảng giáo dục thuận lợi. Nhưng bạn có thể thay thế tất cả bằng sự nỗ lực – bởi vì theo thời gian, nỗ lực sẽ mang lại kỹ năng và kinh nghiệm. Lúc nào bạn cũng có thể bền bỉ hơn người khác và tự giác hơn họ. Đó là những thứ bạn có thể kiểm soát được. Và đó, theo các nhà khoa học, là những yếu tố có tác động lớn nhất đến thành công của bạn.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày