Ngừng phát truyền hình Analog, người dân 4 thành phố lớn xem TV như thế nào?

    PV,  

    Bắt đầu từ hôm nay (15/6) sẽ ngưng phát sóng truyền hình Analog tại 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cần Thơ.

    Với những ai 8x 9x thì chắc hẳn chúng ta sẽ không còn xa lạ gì với xem truyền hình với chuẩn tín hiệu analog. Theo đó, đây là công nghệ truyền dẫn, phát sóng cũ bằng cách phải gắn ăng ten trực tiếp vào TV . Khi muốn chuyển một kênh và để có hình ảnh rõ hơn, chúng ta lại xoay lại vặn vào chiếc ăng ten nhỏ bé ấy. Thế nhưng, tất cả sẽ chỉ còn là hoài niệm khi bắt đầu từ hôm nay (15/6), tại 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cần Thơ sẽ bị tắt sóng truyền hình analog.

     Những hình ảnh sẽ chỉ còn là hoài niệm.

    Những hình ảnh sẽ chỉ còn là hoài niệm.

    Cụ thể, trong thời gian này các kênh truyền hình ngừng phát sóng analog như sau: VTV6, H2, VTV9 tại Hà Nội; VTV6, VTV9, VTC9, HTV7 tại TP.HCM; VTV6, VTV Cần Thơ 1, VTV Cần Thơ 2, VTC9 tại Cần Thơ.

    Và không lâu sau, vào ngày 15/8 sẽ chính thức ngừng phát sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog còn lại tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, TP.HCM. Lúc này, người dân tại 19 tỉnh lân cận của bốn thành phố này bị ảnh hưởng đến việc xem truyền hình. Cụ thể là Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Nai và Long An.

    TV mua từ 2014 có thể xem ngay truyền hình kỹ thuật số

    Thực tế, người dân không cần phải quá lo lắng và hoang mang khi các kênh truyền hình này bị ngưng phát sóng analog. Cụ thể, với những chiếc TV mua từ năm 2014 trở về sau này (được trang bị chuẩn kết nối DVB-T2), người dân có thể xem truyền hình mà không cần đầu thu kỹ thuật số và cũng không phải trả phí hàng tháng, với số lượng khoảng 30 đến 40 kênh trong nước.

     TV từ năm 2014 trở về sau này đều được trang bị chuẩn DVB-T2.

    TV từ năm 2014 trở về sau này đều được trang bị chuẩn DVB-T2.

    Bên cạnh đó, cũng có thể đăng ký sử dụng các dịch vụ truyền hình trả tiền (chi phí cho một tháng hiện nay không đến 100 nghìn đồng). Từ đó, có thể thoải mái theo dõi các kênh truyền hình với chất lượng hình ảnh, âm thanh sắc nét và sống động hơn trước rất nhiều.

    TV cũ chỉ cần mua thêm đầu thu

    Tuy nhiên, nếu như vẫn đang còn sử dụng một chiếc TV cũ sẽ có 2 cách để người dân có thể tiếp tục xem truyền hình. Đầu tiên, đó là "tậu" ngay một chiếc TV mới, còn nếu không có điều kiện thì có thể mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB-T2 với giá khá rẻ chỉ khoảng từ vài trăm nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng là có thể xem các kênh truyền hình bình thường.

     Một chiếc đầu thu DVB-T2 hiện nay có giá khá rẻ.

    Một chiếc đầu thu DVB-T2 hiện nay có giá khá rẻ.

    Một điều lưu ý là không nên mua đầu thu theo chuẩn cũ DVB T, bởi lẽ chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, loại đầu thu này sẽ không dùng được và khi đó sẽ phải mua đầu thu mới, dẫn đến gây lãng phí tiền của.

    Theo Kenh14 / Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ